Nuôi tôm là ngành nghề quan trọng trong nền kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Mô hình này được bà con nhân rộng và phát triển, tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng không phải mô hình nuôi nào cũng mang tới hiệu quả kinh tế. Điển hình như mô hình nuôi tôm ao đất tiềm ần nhiều rủi ro, gây thiệt hại cho bà con. Trong bài viết này, cùng BCC Aqua tìm hiểu những rủi ro của mô hình nuôi tôm bằng ao đất truyền thống nhé.
Diện tích ao lớn khó kiểm soát
Nhiều bà con thường nghĩ rằng: diện tích ao nuôi lớn sẽ thả được nhiều tôm, thu được sản lượng nhiều. Diện tích ao đất thông thường là 3000-4000m2. Diện tích ao càng lớn càng khó kiểm soát chất lượng môi trường ao nuôi. Khi tôm bị bệnh bà con sẽ không thể phát hiện kịp thời để xử lý, dịch bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại lớn.
Giải pháp:
Nên chia ao thành nhiều ao nhỏ có diện tích phù hợp khoảng 1000-2500m2. Từ đó sẽ dễ kiểm soát chất lượng nước, dễ quản lý ao nuôi và phát hiện kịp thời khi có dịch bệnh.
Không có ao lắng để xử lý nước
Khi nuôi tôm ao đất, bà con thường tập trung toàn bộ diện tích đất để nuôi tôm, không đầu tư diện tích để làm ao lắng xử lý nước.
Thông thường, bà con thường lấy nước từ bên ngoài. Xử lý trực tiếp bằng hóa chất, không thông qua hệ thống ao lắng. Nhưng việc này lại không giúp xử lý mầm bệnh, giảm tính độc hại của hóa chất trước khi cấp nước cho ao chính. Hóa chất sẽ tích tụ dưới đáy. Kết hợp với chất thải hữu cơ và thức ăn dư thừa tạo thành chất độc gây hại cho tôm. Mầm bệnh cũng có thể chưa được xử lý, phát sinh dịch bệnh trong quá trình nuôi.
Không có ao lắng, bà con cũng không chủ động trong việc cung cấp nước vào hệ thống ao khi ô nhiễm, gặp sự cố dịch bệnh. Khi cần phải thay nước ngay cũng không có gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Ao nuôi dễ bị nhiễm phèn
Phèn luôn tiềm tàng trong đất, khi gặp mưa lớn kéo dài, nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ bờ xuống ao. Tình trạng này thường xuyên xảy ra khi nuôi tôm ao đất.
Ao nuôi nhiễm phèn làm độ pH nước ao thấp, ngăn cản việc hấp thụ khoáng Na+, K+ trong nước làm tôm thiếu dưỡng chất. Từ đó làm tôm khó lột xác, bị dính vỏ và chết. Hàm lượng Mg2+ và Ca2+ giảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ tôm. Dẫn đến hiện tượng mềm vỏ.
Ao nhiễm phèn làm khó gây màu nước, tảo không phát triển được. Nước ao trong sinh ra tảo đáy, tăng lượng khí độc H2S,…
Hợp chất phèn trong nước bám vào vỏ, thân, mang, chân làm tôm bị vàng mang, vàng chân, khó hô hấp. Tôm bị mất năng lượng dẫn đến chậm lớn, chết rải rác.
Ao nuôi nhiễm phèn khó có thể xử lý triệt để. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển. Ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng tôm nuôi.
Nước ao nuôi dễ bị đục
Khi nước ao bị đục làm chất lượng nước kém và khó xử lý. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm. Với mô hình nuôi tôm ao đất, sau những cơn mưa lớn, bùn sét, đất ở bờ ao bị rửa trôi hòa vào nước ao làm nước bị đục.
Từ đó làm giảm lượng oxy hòa tan, cản trở tôm hô hấp. Tôm thiếu oxy sẽ có biểu hiện bơi lờ đờ, nổi đầu vào sáng sớm,… Ngoài ra còn giảm khả năng bắt mồi, giảm tỉ lệ tăng trưởng. Ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.
Ao nuôi dễ phát sinh khí độc
Khi tôm được 30 ngày trở lên, tôm thường chỉ hấp thụ được khoảng 30% lượng thức ăn được bổ sung vào. Phần còn lại sẽ dư thừa, kết hợp với lượng phân tôm, xác tôm lột, tảo tàn tồn đọng dưới đáy ao gây ra mầm bệnh trong bùn đất.
Với mô hình nuôi tôm ao đất, bà con không thay nước thường xuyên do không có ao lắng trữ nước. Hoặc không có hố xi phông để xử lý chất thải. Vì thế, các chất hữu cơ tích tụ gây ra khí độc NH3, NO2, H2S,… ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Nhiều hộ nuôi chỉ mới được 30 ngày nuôi mà hàm lượng khí độc đã vượt ngưỡng an toàn. Gây thiệt hại lớn vì tôm còn nhỏ.
Hàm lượng khí độc tăng cao cản trở tôm hô hấp, tôm yếu, dễ mắc bệnh và chết. Tôm sống thì thiếu linh hoạt, chậm tăng trưởng, lờ đờ, bắt mồi kém. Khí độc tích tụ trong cơ thể nhiều làm giảm đề kháng. Dẫn đến dễ mắc bệnh khác như EMS, phân trắng, đen mang, hội chứng gan tụy cấp,…
Gặp nhiều rủi ro khi tôm về size lớn
Nuôi tôm ao đất khi đạt kích cỡ thu hoạch lớn nhất bình quân từ 40-50 con/kg. Rất hiếm khi về được cỡ 30 con/kg.
Tôm càng lớn, ăn càng nhiều, phân thải ra cũng nhiều. Đồng thời lượng tảo tàn, xác tôm lột tồn đọng dưới đáy ao không được xử lý, không thay nước, không có hố xi phông. Nước ao trở nên ô nhiễm, chất lượng nước ngày càng kém, dễ sinh khí độc, phát sinh nhiều dịch bệnh. Gây thiệt hại, rủi ro cho ao, khó nuôi được tôm về size lớn.
Hy vọng bà con đã nắm được những rủi ro khi nuôi tôm ao đất để tham khảo và có quyết định đúng đắn. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.