Các bước chuẩn bị ao nuôi tôm cho vụ nuôi thành công

Ao nuôi tôm được chuẩn bị tốt sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của vụ nuôi. Nếu bà con chưa biết chuẩn bị ao nuôi như thế nào thì cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Điều kiện và tiêu chuẩn của ao nuôi tôm

ao nuôi tôm 1
cat-tao-an-toan-cho-ao-nuoi-tom

Tiêu chuẩn

– Ao nuôi cần nằm trong vùng được quy hoạch của địa phương hoặc có sự cho phép của cơ quan thẩm quyền.

– Cần đảm bảo vị trí ao thuận tiện cho việc cung cấp đủ nước trong suốt quá trình nuôi. Quanh ao có nguồn điện ổn định, giao thông thuận tiện và máy phát có công suất phù hợp.

– Ao không bị ảnh hưởng bởi chất thải từ sinh hoạt hoặc hoạt động của các ngành kinh tế khác.

Điều kiện

– Ao nuôi: Có độ sâu tối thiểu là 1.1m (với tôm thẻ chân trắng). Có bờ ao chắc chắn, đảm bảo không bị sạt lở, rò rỉ hay xói mòn. Có hệ thống cấp và thoát nước khác nhau. Giữa các ao nuôi không cần cống thông nhau.

– Ao lắng: Có diện tích nhỏ nhất là 15% so với tổng diện tích ao nuôi. Có bờ ao chắc chắn, đảm bảo không bị sạt lở, rò rỉ hay xói mòn.

– Ao xử lý nước thải: Có ao xử lý nước thải riêng của cơ sở nuôi hoặc khu xử lý nước thải chung của cả vùng. Ao xử lý cần cách ao nuôi, ao lắng và ao hộ liền kề ít nhất 10m. Diện tích ao xử lý nhỏ nhất khoảng 10% tổng diện tích ao nuôi. Có bờ ao chắc chắn, đảm bảo không bị sạt lở, rò rỉ hay xói mòn.

– Dụng cụ, thiết bị: Trừ các thiết bị đo chỉ tiêu môi trường, còn lại các dụng cụ, thiết bị của cả quá trình nuôi ao này, tuyêt đối không sử dụng cho ao khác. Sau mỗi đợt sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và phơi khô. Thiết bị động cơ sử dụng cần đảm bảo không rò rỉ xăng dầu ra khu vực xung quanh.

– Khu vực chứa nguyên vật liệu: Có mái che thông thoáng, khô ráo. Tách biệt các nguyên vật liệu khác nhau. Sử dụng kệ để đặt thức ăn, vi sinh vật, thuốc, chế phẩm xinh học, chất xử lý cải tạo môi trường,…Đặt kệ cách nền nhà ít nhất 0.3m và cách tường ít nhất 0.3m. Có biện pháp ngăn chặn động vật và côn trùng gây hại. Khu chứa xăng dầu cần cách biệt hoàn toàn với ao nuôi.

ao nuôi tôm 2
quan-ly-nhiet-do-ao nuoi-tom

Cải tạo ao nuôi tôm

Với ao cũ

– Ao đất nuôi tôm không dùng lót bạt đã qua sử dụng thì cần tháo cạn nước, vét bùn, cày xới đáy ao và tu sửa bờ ao. Nếu ao không tháo cạn nước được thì dùng máy cào hết chất thải vào một góc và bơm hút ra ngoài.

Sau đó bón vôi liều lượng 40-100 kg cho 1000m2 tùy vào độ pH của đất. Độ pH càng nhỏ thì càng cần bón nhiều vôi. Sử dụng vôi bột (vôi nung – CaO) để bón.

– Ao nuôi dùng ao lót bạt thì cần vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng 2-3 ngày. Dùng Chlorine nồng độ 10ppm để phun khử khuẩn đáy, bờ và xung quanh ao. Để tránh hiện tượng hóa chất bốc hơi, giảm hiệu quả khử khuẩn và gây độc thì bà con nên phun vào lúc buổi tối muộn.

Cần rào lưới quanh ao nuôi để hạn chế ký chủ trung gian bên ngoài xâm nhập gây bệnh cho tôm.

Với ao mới

Với ao vừa xây dựng, cần ngâm nước 2-3 ngày rồi xả hết nước để tháo rửa. Cần thực hiện 2-3 lần rồi dùng vôi bột để khử chua bờ, đáy ao. Tùy vào độ pH của đất đáy ao mà sử dụng lượng vôi tương ứng. Nếu pH khoảng 6-7 thì dùng 300-400kg/ha. Nếu pH khoảng 4.5-6 thì dùng 500-1000 kg/ha. Khi rắc vôi xong thì phơi ao 7-10 ngày. Sau đó lấy nước qua lưới lọc mắt lưới cỡ 9-10 lỗ/cm2.

Lấy nước cho ao nuôi tôm

Lấy nước vào ao bằng túi lọc kích thước 30-50µm. Nên lấy nước từ ao lắng sang ao nuôi. Sau đó tiến hành diệt tạp, gây màu nước, ổn định môi trường để thả giống.

Chạy quạt nước 3 ngày liên tục để giáp xác và trứng cá nở hết. Rồi diệt tạp bằng bột bã trà (saponin). Nên diệt vào lúc 4-6h sáng. Khi độ mặn của nước thấp hơn 10‰ thì nên tăng liều sử dụng.

Để xử lý rong đáy và ốc đinh, có thể sử dụng CuSO4 (đồng sunphat) với nồng độ 2-3ppm (2-3kg cho 1000m3)

Lưu ý: Không lấy nước vào ao khi nước có nhiều màng nhầy, váng bọt, nhiều phù sa. Hoặc nguồn nước nằm trong vùng dịch bệnh hoặc nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.

Sau 2 ngày diệt tạp thì tiến hành khử khuẩn cho ao. Có thể sử dụng Chlorine liều lượng 25-30ppm (25-30 kg cho 1000m3). Khi độ pH càng cao, lượng chất hữu cơ càng nhiều thì tăng liều lượng Chlorine.

Chạy quạt và sục khí 3-5 ngày liên tục. Điều này giúp phân hủy dư lượng hóa chất diệt khuẩn còn sót lại trong ao. Sau đó dùng thuốc thử để kiểm tra dư lượng hóa chất.

Gây màu nước cho ao nuôi tôm

Có rất nhiều phương pháp gây màu nước. Bà con có thể tham khảo phương pháp sau đây cho ao nuôi tôm của mình:

Dùng 1 lít EM gốc + 2 kg cám gạo + 1 lít mật rỉ đường + 10g muối + 46 lít nước sạch. Ủ kín trong vòng 5-7 ngày sẽ thu được 50 lít EM thứ cấp.

Dùng 10l EM thứ cấp cho 1000m3. Thực hiện 2 ngày/lần. Chạy quạt liên tục cho đến khi màu nước ao lên bã trà hoặc xanh nón chuối. Và độ trong đạt 30-40cm thì tiến hành thả tôm giống.

Trên đây là các bước chuẩn bị ao nuôi tôm cho vụ nuôi thành công. Bà con có thể tham khảo và áp dụng. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Nên chọn bạt lót hồ nuôi tôm loại nào?

Bạt nuôi tôm là một vật dụng không thể thiếu khi xây dựng ao nuôi tôm. Trên thị trường hiện...

Những lưu ý khi sử dụng bạt nuôi tôm

Bạt lót ao hồ là một trong những vật dụng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là...

Bạt lót hồ tôm là gì? Các loại bạt lót dùng cho hồ tôm

Bạt lót hồ tôm là một trong những vật dụng không thể thiếu trong nuôi tôm. Nó mang tới môi...