Thi công bạt lót hồ với màng chống thấm HDPE đang là giải pháp hoàn hảo nhất cho các hồ nuôi tôm. Vậy hoạt động này mang tới lợi ích gì? Và quy trình thi công sẽ diễn ra như thế nào? Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Lợi ích khi thi công bạt lót hồ bằng màng HDPE
Màng chống thấm HDPE là vật liệu tiên tiến, được sản xuất từ các hạt nhựa nguyên sinh cao phân tử PE hàm lượng cao. Kết hợp cùng các chất phụ gia như cacbon, chất kháng nhiệt, kháng hóa học, kháng UV và kháng vi sinh.
Màng HDPE được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là lót hồ nuôi tôm cá. Nó mang tới nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Dễ dàng kiểm soát chất lượng nước trong hồ.
– Chống thấm rất tốt, giảm bùn đáy, giữ nước và không làm hao hụt nước trong ao.
– Chống sạt lở, sói mòn bờ ao, không sợ ảnh hưởng của mưa bão, thời tiết.
– Giảm nguy cơ dịch bệnh cho tôm cá, hẹn chế sự phát triển của vi khuẩn, rong tảo.
– Tiết kiệm công sức, thời gian thi công bạt lót hồ.
– Tăng năng suất cho ao nuôi.
– Giúp thu hoạch dễ, tránh thất thoát tôm cá ra ngoài ao.
– Vệ sinh ao dễ dàng, giảm thời gian thanh trùng ao, tăng vụ nuôi.
– Chi phí ban đầu thấp, độ bền cao lên tới hàng chục năm.
Quy trình thi công bạt lót hồ với màng HDPE
Chuẩn bị trước khi thi công
Bước 1
Chuẩn bị hố tạo ao. Hố này có độ sâu và độ rộng tùy theo mục đích, nhu cầu của người nuôi. Thông thường, hố này có độ sâu tầm 80cm, tránh đào quá sâu vừa gây lãng phí vừa gây khó khăn khi thu hoạch.
Bước 2
Chuẩn bị bạt lót ao (màng chống thấm HDPE). Tùy vào độ sâu rộng, diện tích từng ao mà chọn bạt HDPE phù hợp.
Hiện nay có 1 số loại bạt HDPE được sử dụng phổ biến để lót ao hồ như:
- Bạt lót hồ HDPE độ dày 0.3mm, rộng 8m.
- Bạt lót hồ HDPE độ dày 0.5mm, rộng 8m.
- Bạt lót hồ HDPE độ dày 0.75mm, rộng 8m.
Khi thi công bạt lót hồ bằng màng HDPE cần chuẩn bị cả keo dán nhiệt phù hợp, thanh tre, máy hàn. Tùy vào phương pháp lựa chọn mà bà con chọn máy hàn phù hợp như hàn khò, hàn ép nóng hay hàn đùn,…
Thi công bạt lót hồ với màng HDPE
– Tiến hành đào hố và đầm đất cho thật chặt. Đào hố theo đúng kích thước (sâu, rộng) đã tính toán từ trước. Bên cạnh đó là xây dựng rãnh neo đúng với bản vẽ kỹ thuật. Tránh đào sai kích thước quá to sẽ không tốt.
– Khi đào hố xong, bà con tiến hành trải bạt kín phần đáy lẫn thành hố. Đổ đất thật chặt lên rãnh neo theo đúng bản vẽ kỹ thuật, tránh làm hỏng màng. Đồng thời cuộn thanh tre vào sát mép bạt ở phía trên thành hố. Chôn sâu tầm 20cm để cố định bạt. Sau đó lấp đất lên phần bạt đã được chôn cùng thanh tre.
– Tiến hành hàn nối các tấm màng HDPE với nhau. Bà con dùng máy hàn kép và hàn gia nhiệt để nối chúng với nhau. Đồng thời hàn đùn để sửa các điểm hư trong quá trình thi công lót bạt hồ.
Yêu cầu sau khi thi công
– Màn lót cần được trải phẳng, không đọng nước, không có vật sắc nhọn ở mặt hồ, nền đất không được quá yếu.
– Vị trí đặt lót bạt với rãnh neo không được lồi lên.
– Các lớp bạt HDPE nối nhau tạo thành một tấm chống thấm đồng nhất, không được rách hay hư hỏng.
– Mối hàn dọc phải song song với mái dốc lớn nhất.
– Mối hàn ngang ở chân mái không kéo dài quá 1.5m.
Lưu ý khi thi công bạt lót hồ
– Không nên trải màng HDPE khi thời tiết xấu như mưa bão.
– Thợ thi công không được hút thuốc, không mang các vật làm ảnh hưởng tới quá trình thi công. Và không được chạy trên bề mặt vật liệu.
– Khi lắp đặt phải liên tục chú ý đến khả năng thoát nước, hướng gió, mặt bằng thi công,…
– Nên sử dụng màng HDPE chất lượng cao để có độ bền và đàn hồi tốt. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng và kéo dài tuổi thọ.
Trên đây là những lợi ích và quy trình thi công bạt lót hồ với màng chống thấm HDPE. Bà con có thể tham khảo để áp dụng tại ao nuôi nhà mình. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.