Trứng nước trong ao nuôi tôm – tác hại và cách xử lý triệt để

Trứng nước là một hiện tượng thường gặp trong ao nuôi tôm. Khi mật độ trứng nước càng cao thì tôm sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì thế bà con cần chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời tình trạng này. Cùng BCC Aqua tìm hiểu tác hại của trứng nước trong ao nuôi tôm và cách xử lý triệt để nhé.

Tác hại của trứng nước trong ao nuôi tôm

trứng nước trong ao nuôi tôm 1

Trứng nước có bản chất giống sứa, còn được gọi là bo bo, con đỏ. Nhưng chúng có hình tròn, kích thước rất nhỏ và trong suốt nên được nhiều bà con gọi là trứng nước.

Những nơi chứa nhiều chất hữu cơ như ao nuôi thủy sản, đầm lầy, vũng nước,… xuất hiện nhiều trứng nước. Chúng trở thành nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho thủy sản nói chung. Vòng đời của trứng nước khá ngắn, chỉ khoảng 4-7 ngày nên gần như không tác động quá lớn đến tôm.

Nhưng khi mật độ của chúng tăng cao, bà con không kiểm soát kịp thời có thể gây ra những tác hại như:

Chiếm oxy của tôm

Trứng nước có thể cạnh tranh oxy với tôm, khiến tôm thiếu oxy và chết. Mặt khác, chúng có thể tồn tại trong môi trường thiếu oxy và chịu được sự biến đổi của nhiệt độ. Trứng nước có thể ngoi lên mặt nước nếu thiếu oxy (thường là ban đêm hoặc sáng sớm). Vì thế rất khó để loại chúng.

Khiến tôm chậm lớn

Thức ăn của trứng nước là các chất hữu cơ, tảo, khoáng chất, phù du,… Do đó, chúng sẽ cạnh tranh nguồn thức ăn với tôm, khiến tôm chậm lớn. Chúng còn làm giảm chất lượng nước. Từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.

Làm tôm suy yếu, chết hàng loạt

Trứng nước trong ao nuôi tôm có thể tiết ra chất nhầy. Lớp nhầy này làm giảm sự khuếch tán oxy trong nước. Ngoài ra, chất nhầy bám vào thức ăn của tôm làm tôm bị suy giảm khả năng bắt mồi, ăn ít và chậm lớn.

Một số loài trứng nước có độc có thể làm tôm suy yếu, ảnh hưởng tới sức khỏe gan ruột của tôm. Nghiêm trọng hơn là gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, mất trắng cả vụ tôm.

trung-nuoc

Cách xử lý triệt để tình trạng trứng nước trong ao nuôi tôm

Có rất nhiều cách có thể trứng nước. Nhưng mức độ hiệu quả của mỗi cách còn tùy thuộc vào tình trạng của từng ao cũng như cách xử lý.

Xử lý phòng ngừa

Khi bắt đầu vụ nuôi, bà con cần xử lý bước ban đầu trước khi thả tôm. Đây là cách tốt nhất để hạn chế trứng nước. Quy trình xử lý bao gồm các bước sau:

– Cải tạo ao: Ao cần được cải tạo kỹ để loại bỏ các vật trung gian. Nếu ao đất thì cần sên vét kỹ, bón vôi và phơi đáy đúng kỹ thuật

– Cấp nước qua túi lọc: Bà con cần lọc nước quay nhiều lớp trước khi cấp nước. Túi lọc có mắt lưới 50 microm. Kích thước mắt càng nhỏ thì sẽ loại bỏ được các tạp chất, trứng ốc, cá, sứa,… Nên ưu tiên cấp nước vào 8h sáng đến 4h chiều.

– Liên tục chạy quạt: Việc chạy quạt liên tục sẽ kích thích ấu trùng ốc, trứng phát triển. Sau đó bà con dùng Chlorine để diệt vật chủ trung gian.

Trước khi thả tôm 3 ngày, bà con cần kiểm tra lại nước ao. Nếu vẫn còn trứng nước thì có thể áp dụng xử lý cơ học. Trong suốt quá trình nuôi tôm bà con cần theo dõi thường xuyên để có phương án xử lý kịp thời nếu có bất thường.

Tiêu diệt trứng nước trong ao nuôi tôm

Nhiều bà con chưa có kinh nghiệm xử lý khi mật độ trứng nước tăng cao. Lúc này, bà con có thể áp dụng các cách sau:

Phương pháp cơ học

Cách thủ công nhất là dùng vợt để vợt trứng nước. Nhưng khi mật độ tăng cao, bà con nên giăng lưới lên ao tôm. Sử dụng lưới kích thước tầm 3.6mm, lỗ lưới 2.5cm. Chiều dài lưới nên bằng chiều dài dàn quạt. Đặt lưới cách mặt nước tầm 15-20cm, sâu tầm 0.5m và đặt trước dàn quạt.

Khi quạt cuộn nước, trứng nước sẽ dính vào lưới, vỡ và chết. Bà con cần vệ sinh lưới sau 3-4 lần/ngày. Với ao bạt, bà con nên thay nước, lọc sạch rồi cấp nước qua lưới lọc và theo dõi thường xuyên. Cách làm này có thể giảm được đáng kể lượng trứng nước ở ao tôm.

trứng nước trong ao nuôi tôm 2

Phương pháp hóa học

Khi trứng nước quá nhiều, phương pháp cơ học không xử lý triệt để, bà con có thể sử dụng hóa chất. Với cách này, bà con nên dựa theo tập tính thường nổi lên mặt nước vào ban đêm và sáng sớm của trứng nước. Bà con nên áp dụng xử lý vào sáng sớm thay vì ban đêm để đảm bảo an toàn.

Lưu ý, sau khi sử dụng hóa chất, bà con có thể dùng thêm chế phẩm sinh học để bổ sung vi sinh có lợi trong ao tôm để phân hủy xác trứng nước. Có thể cấy thêm vi sinh có lợi cho ao tôm để làm sạch ao, tạo môi trường thuận lợi cho tôm phục hồi và phát triển khỏe mạnh hơn.

Mong rằng với những chia sẻ của BCC Aqua đã giúp bà con có thể nhiều thông tin bổ ích về trứng nước trong ao nuôi tôm. Và có cách xử lý triệt để tình trạng này. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Bạt lót hồ tôm là gì? Các loại bạt lót dùng cho hồ tôm

Bạt lót hồ tôm là một trong những vật dụng không thể thiếu trong nuôi tôm. Nó mang tới môi...

Tôm sú nuôi có đặc điểm gì đặc biệt?

Tôm sú là một loài tôm có giá trị kinh tế cao, trở thành lựa chọn hàng đầu của cả...

Thông tin về mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Nuôi tôm hiện đại hiện nay yêu cầu rất cao việc tối ưu hóa quy trình. Đây không chỉ là...