Hiện nay có rất nhiều loại ao nuôi tôm khác nhau. Mỗi loại lại có đặc điểm riêng, phù hợp với từng loại tôm và điều kiện của người nuôi. Cùng BCC Aqua tìm hiểu ưu nhược điểm của các loại ao nuôi tôm hiện nay nhé.
Ao nuôi tôm dạng đất
Ưu điểm
Tận dụng được ao sẵn có. Sử dụng tối đa diện tích ao đã đào sẵn trước đây, tiết kiệm chi phí đào ao.
Nhược điểm
– Gặp nhiều khó khăn khi cần thoát nước do không có hệ thống thoát bài bản.
– Nếu muốn mở rộng diện tích sẽ tốn công sức đào thêm.
– Nguy hiểm khi ngập lụt, mưa lũ.
– Các yếu tố gây hại cho tôm dễ xâm nhập vào trong ao.
– Khó cải tạo, khi có dịch bệnh sẽ khó tiêu diệt tận gốc.
– Dễ bị rò rỉ nước ra ngoài.
Ao nuôi tôm dạng đất lót bạt
Ưu điểm
– Tận dụng ao sẵn có, sử dụng tối đã diện tích ao đã đào.
– Lót bạt giúp chống các tác nhân gây hại xâm nhập. Ngăn rò rỉ, chống thẩm thấu tuyệt đối.
– Khi xuất hiện dịch bệnh, có thể tháo cạn nước. Sau đó chà sạch, sấy khô rồi phơi nắng để tiêu diệt mầm bệnh.
Nhược điểm
– Tốn công sức đào thêm nếu muốn mở rộng diện tích.
– Nguy hiểm khi ngập lụt, mưa lũ.
– Khó khăn khi muốn lắp đặt hệ thống thoát nước.
Ao nuôi tôm dạng xi măng
Ưu điểm
– Ao được xây dựng ở vị trí cao, có thể trong vườn, sân nhà. Tránh được ngập lụt, tiện chăm sóc, bảo vệ. Hạn chế các thành phần có hại xâm nhập vào ao.
– Ao xây dựng chắc chắn, kiên cố, ngăn gia súc, gia cầm, địch hại xâm nhập vào trong ao.
– Khi xuất hiện dịch bệnh, có thể rút cạn nước, sấy khô, phơi nắng để tiêu diệt mầm bệnh.
Nhược điểm
– Không thể di dời vị trí khác do được xây kiên cố.
– Mất nhiều chi phí, công sức xây lắp.
– Ao xi măng thường có mùi và độ ma sát cao. Nếu nuôi mật độ lớn có thể làm tôm dễ trầy xước, viêm loét khi cọ sát vào thành ao.
– Cần mặt bằng, nên đất chắc chắn để xây lắp và tránh làm nứt ao.
Ao nuôi tôm dạng composite
Ưu điểm
– Nhẹ, bền, có thể lắp đặt trên nền đất yếu.
– Ao được lắp đặt ở vị trí cao, tiện chăm sóc, bảo vệ và tránh các tác nhân gây hại.
– Ao composite thường chắc chăn, kiên cố.
– Khi xuất hiện dịch bệnh, có thể cải tạo, tiêu diệt mầm bệnh bằng cách tháo cạn nước rồi sấy khô, phơi nắng.
Nhược điểm
– Nuôi tôm bằng ao composite thường tốn chi phí về thi công. So với các mô hình khác thì có thể tốn hơn rất nhiều.
– Ao nuôi khá cồng kềnh nên sẽ bất tiện khi di chuyển.
Ao nuôi tôm dạng khung thép lót bạc
Ưu điểm
– Có thể xây dựng trên nền đất yếu. Các chi tiết tháo rời và di chuyển dễ dàng. Bạt lót HDPE giúp chống thấm tuyệt đối, tránh rò rỉ nước. Bề mặt bạt lót trơn bón nên hạn chế làm trầy tôm khi nuôi mật độ cao.
– Sử dụng khung thép lót bạt không tốn quá nhiều chi phí so với các mô hình khác.
– Ao được xây ở vị trí cao, tiện chăm sóc, bảo vệ và tránh các thành phần gây hại xâm nhập.
– Khung thép chắc chắn, chống được gia súc, gia cầm, thành phần gây hại xâm nhập vào trong ao.
– Nếu xuất hiện dịch bệnh, có thể tiêu diệt bằng cách rút cạn nước, sấy khô rồi phơi nắng.
Nhược điểm
– Bạt có thể bị thủng nếu làm rơi vật nhọn xuống ao.
– Nếu bề mặt lắp đặt không bằng phẳng có thể làm thủng bạt.
Hy vọng rằng bà con đã nắm được ưu nhược điểm của các dạng ao nuôi tôm hiện nay. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.