Bệnh đường ruột ở tôm – Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Đường ruột là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể tôm. Và cũng là bộ phận mẫn cảm với các loại bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột ở tôm. Cùng BCC Aqua tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này nhé.

Những nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở tôm

Ao nuôi tôm là một môi trường có nhiều biến động. Nơi đây thường có thể có nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sống và phát triển. Đây là một nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh cho tôm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến tôm bị bệnh đường ruột:

Vi khuẩn Vibrio: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đường ruột ở tôm. Môi trường ao nuôi ô nhiễm khiến mật độ vi khuẩn Vibrio tăng lên. Vibrio xâm nhập vào ruột tôm gây viêm, phá hủy thành ruột.

Ký sinh trùng Gregarine: Gregarine ký sinh trong ốc, hến và xâm nhập vào ruột tôm khi tôm ăn những loài vật này. Khi mật độ Gregarine tăng lên, chúng sẽ làm tắc nghẽn ruột tôm, khiến tôm chậm lớn. Việc này gây ra những tổn thương trên ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập.

Nấm mốc, tảo độc: Thức ăn bị ẩm mốc hoặc enzyme của các loài tảo độc tiết ra sẽ khiến sự tiêu hóa của tôm bị đình trệ, ruột đứt khúc.

Do thức ăn không tốt: Thức ăn để lâu bị ẩm, vón cục, nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều độc tố, khi cho tôm ăn sẽ dễ bị mắc bệnh đường ruột

Triệu chứng của tôm khi bị nhiễm bệnh đường ruột

Tôm yếu ăn hoặc bỏ ăn, đường ruột bị mờ đục, bị đứt từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột, đường ruột bị viêm đỏ. Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm. Khi kiểm tra nhá phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.

Dấu hiệu bệnh đường ruột ở tôm.

Phòng và điều trị bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng


Hiện nay, bệnh đường ruột ở tôm thẻ chưa tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, do đó bà con nên thực hiện nuôi tôm an toàn và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Lựa chọn những loại thức ăn chuyên dụng cho tôm, nên để ý đến chất lượng, độ dinh dưỡng và hạn sử dụng. Tùy vào từng giai đoạn nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Người nuôi cần ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại. Việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phân hủy hữu cơ và thức ăn thừa trong ao. Bà con có thể tham khảo chế phẩm tự nhiên để phân hủy thức ăn thừa trong ao nuôi. Trường hợp nước ao ô nhiễm, nên thay đổi bằng loại nước đã qua xử lý (1 lần thay không quá 20% nước ao để tôm có thời gian thích nghi dần). Khi thấy tôm có các biểu hiện của bệnh thì giảm thức ăn còn 70%. Đồng thời sử dụng thuốc sát khuẩn để sát trùng ao. Trong thời gian tôm bị bệnh đường ruột, người nuôi cần bổ sung vào thức ăn men tiêu hóa. Vitamin C và các khoáng chất cũng cần thiết vào thức ăn cho tôm.

Sai lầm hay mắc phải trong điều trị bệnh đường ruột ở tôm

Một trong những sai lầm thường mắc phải khi gặp bệnh đường ruột ở tôm là điều trị hoàn toàn bằng kháng sinh. Việc sử dụng trong kháng sinh sẽ loại trừ vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Nhưng đồng thời cũng gây sổ toàn bộ ruột tôm. Hậu quả là dù tôm khỏi bệnh nhưng đường ruột gần như trống trơn. Sau cùng khả năng phát triển suy giảm nghiêm trọng.
Trong trường hợp này, thay vì lựa chọn kháng sinh người nuôi nên cân nhắc lựa chọn những loại thảo dược trị bệnh. Thảo dược có nguồn gốc tự nhiên và hoạt chất tăng cường miễn dịch. Độ hiệu quả không thua kém việc sử dụng kháng sinh. Đồng thời duy trì khả năng phát triển của tôm sau điều trị. Được nghiên cứu và phát triển bởi công ty BCC, sản phẩm Phytobiotic với thành phần chính là Curcumin và Acid Citric. Phytobiotic đặc biệt hiệu quả với tình trạng tôm bị phân trắng, tôm trống đường ruột và các bệnh về đường tiêu hóa trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Sản phẩm giúp kích thích khả năng bắt mồi, tiêu hóa và hấp thu nhanh. Từ đó đường ruột tôm được nong to, nâng cao sức đề kháng của tôm.

Bệnh đường ruột ở tôm là loại bệnh rất hay gặp trong quá trình nuôi. Bên cạnh việc xử lý môi trường nuôi hiệu quả để phòng bệnh. Khi tôm đã mắc bệnh, bà con nên tỉnh táo lựa chọn sản phẩm trị bệnh phù hợp. Tránh tình trạng tôm chết hàng loạt. Tham khảo kiến thức nuôi tôm tại đây.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...