Cách nuôi tôm càng xanh mô hình bán thâm canh

Nếu bà con đang muốn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh bán thâm canh nhưng chưa biết làm thế nào để đạt hiệu quả. Vậy thì cùng BCC Aqua tìm hiểu cách nuôi tôm càng xanh đúng kỹ thuật trong mô hình bán thâm canh nhé.

cách nuôi tôm càng xanh

Cách chuẩn bị ao nuôi khi nuôi tôm càng xanh

Đầu tiên, cần sửa lại bờ, cống, đắp hết các hang mọi. Đảm bảo ao không bị rò rỉ và địch hại không thể xâm nhập. Xả cạn nước rồi phơi khô đáy ao trong vài ngày.

Sau đó, diệt tạp khuẩn trước khi lấy nước mới. Nếu ao có độ pH thấp (dưới 6.5) thì cần bón vôi CaCO3 từ 200 – 300kg/1000m2. Nếu là ao cũ thì cần bón 100 – 200 kg vôi/1000m2.

Sau 2-3 ngày bón vôi, dùng túi lọc để lấy đầy nước vào ao. Sau đó gây màu nước bằng phân hữu cơ hoặc vô cơ NPK. Với phân hữu cơ thì bón 20kg/1000m2, phân vô cơ NPK thì bón 5kg/1000m2.

Thả một ít cành cây khô đã rụng lá xuống ao, cắm thành từng cụm để tôm có thể làm nơi trú ẩn. Hoặc có thể dùng lưới giăng thay thế làm giá thể cho tôm. Điều này giúp hạn chế tôm ăn thịt lẫn nhau trong thời kỳ lột xác, tăng tỷ lệ sống.

Với tôm càng xanh thì có thể dùng Lodine hoặc BKC thay cho Chlorin A.

Cách chọn và thả giống tôm càng xanh

Ngày nay, bà con nuôi tôm thường thích nuôi tôm càng xanh toàn đực. Vì sẽ giải quyết được tình trạng tôm cái mang trứng.

Nên chọn giống tôm có kích cỡ 1-2cm. Với mô hình bán thâm canh thì nên thả mật độ khoảng 8-12 con/m2. Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đảm bảo các yếu tố như độ mặn, nhiệt độ, pH của bể ương và ao nuôi tương đồng nhau.

Cách quản lý môi trường ao nuôi tôm càng xanh

Các yếu tố môi trường

Tôm càng xanh cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là yếu tố oxy hòa tan. Vì thế quản lý ao nuôi cực kỳ quan trọng. Các yếu tố cần duy trì ở khoảng tối ưu. Nếu có sự thay đổi, biên độ thay đổi càng nhỏ càng tốt.

Bà con có thể tham khảo khoảng tối ưu các yếu tố trong môi trường ao nuôi tại bảng sau:

Yếu tố Khoảng tối ưu Khoảng cho phép Lưu ý
DO (ppm) >5 >3 Quạt nước, sục khí hợp lý
pH 7.7 – 8.3 7.0 – 8.7 Dao động trong ngày không quá 0.5
Nhiệt độ (*C) 28 – 32 26 – 33 Độ sâu ao nuôi, quạt nước
Độ kiềm (ppm)  80 – 120 60 – 180 Bón thêm CaCO3 hoặc Dolomite
Độ mặn (ppt) 0 – 5 0 – 15 Thay nước giảm từ từ
Độ trong (cm) 30 – 40 30 – 50 Màu nước (mật độ tảo,  tăng, giảm / bón phân)
NH3 (ppm) 0 <0.1 Độ độc phụ thuộc vào pH
H2S (ppm) 0 <0.02 Độ độc phụ thuộc vào pH

Cách thay nước nuôi tôm càng xanh

Thay nước là một hoạt động quan trọng trong cách nuôi tôm càng xanh. Cần thay nước thường xuyên, chủ động với lượng 20-30% nước trong ao.

Khi cấp nước, cần đảm bảo các yếu tố trong ao lắng và ao nuôi tương đồng. Đảm bảo nguồn nước cấp vào không bị ô nhiễm.

Cần theo dõi và quản lý sức khỏe cho tôm hàng ngày. Mỗi tuần sẽ chài tôm một lần để quan sát đường ruột tôm, nhìn nhận những dấu hiệu bệnh nếu có, đánh giá khả năng bắt mồi.

Theo dõi và dự đoán thời điểm lột xác để có sự chuẩn bị về quạt nước, sục khí, lượng thức ăn,…

cách nuôi tôm càng xanh 2

 

Cách nuôi tôm càng xanh: thức ăn

Nên cho tôm càng xanh ăn thức ăn công nghiệp dạng viên với độ đạm 25-32%. Giai đoạn đầu có thể dùng chung thức ăn với tôm thẻ hoặc tôm sú. Sau đó sử dụng xen kẽ 1 lần/ngày thức ăn tự chế biến đã nấu chín.

Ban đầu rải thức ăn khắp ao. Sau đó tránh khu vực đường rãnh giữa ao nuôi, vì đây là nơi tập trung nhiều chất thải. Nên cho ăn 2-3 lần/ngày.

Liều lượng cho ăn khoảng 1.2kg/100.000 con giống trong ngày đầu tiên. Sau đó tăng dần lên 100g/ngày. Tuần thứ 2 tăng 200g/ngày. Tuần thứ 3 tăng 300g/ngày. Tuần thứ 4 tăng 500g/ngày. Hết 1 tháng đầu cần kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm thông qua nhá. Từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Lượng thức ăn sẽ phụ thuộc vào thời tiết và khả năng bắt mồi của tôm, thức ăn thừa trong nhá.

Cách bẻ càng

Bẻ càng là một biện pháp phổ biến trong cách nuôi tôm càng xanh. Bẻ càng giúp tôm mau lớn, tăng tỷ lệ sống và tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cần bẻ càng đúng thời điểm và đúng quy trình.

Nên bẻ càng sau khi thả được 60-75 ngày. Từ đó tôm có thể sinh trưởng mạnh, tỷ lệ sống cao, phát triển tốt, hạn chế ăn thịt nhau.

Để tránh hao hụt thì cần áp dụng đúng kỹ thuật bẻ càng. Cần bẻ ở vị trí khớp gần cơ thể, tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng tự nhiên.

Phương pháp này giúp tôm mau lớn, tăng kích cỡ, màu sắc đẹp, mang đến hiệu quả kinh tế cao.

Cách phòng bệnh khi nuôi tôm càng xanh

Để kích thích tôm lột xác, cần cấp nước hoặc thay nước định kỳ. Ngoài ra, có thể trộn vào thức ăn vitamin C hoặc men vi sinh đường ruột để tăng cường khả năng tiêu hóa cho tôm.

Cách thu hoạch tôm càng xanh

Tôm càng xanh sau 4 tháng nuôi thì có thể thu hoạch. Nhưng chủ yếu là những con tôm không có khả năng phát triển như ốp vỏ, càng xào. Thu hoạch tôm càng xanh cần chú ý đến chất lượng tôm nuôi, kích cỡ và giá cả thị trường. Thu hoạch tôm càng xanh cần tiến hành nhiều lần. Khi thu hoạch cần tăng cường sục khí tạo oxy để tránh làm tôm chết ngạt.

cách nuôi tôm càng xanh 3

Hy vọng bà con đã nắm được cách nuôi tôm càng xanh mô hình  bán thâm canh đúng kỹ thuật. Chúc bà con áp dụng hiệu quả và có được vụ nuôi thành công. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.

Bài viết liên quan

Thực hư về tôm thẻ chân đỏ

Mấy năm nay thường xuất hiện thông tin về tôm thẻ chân đỏ. Nhưng thực ra nó chỉ là con...

Những điều cần quan tâm khi thiết kế ao nuôi tôm thẻ

Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là mô hình được nhiều hộ nuôi áp dụng. Vì đây là loại tôm...

Một đặc điểm này giúp phân biệt tôm thẻ thiên nhiên hay tôm nuôi

Tôm là loài thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Nhưng không phải ai cũng biết...