Cách ổn định độ mặn cho ao nuôi tôm

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng tôm là độ mặn. Bởi vì chỉ khi độ mặn ổn định phù hợp, tôm mới có thể phát triển khỏe mạnh, nhanh tăng trưởng và cho năng suất cao. Cùng BCC Aqua tìm hiểu cách ổn định độ mặn cho ao nuôi tôm nhé.

Ổn định độ mặn cho ao nuôi tôm là điều rất quan trọng

Độ mặn nào thích hợp cho ao nuôi tôm?

Tùy thuộc vào loại tôm mà ngưỡng độ mặn phù hợp của ao nuôi sẽ khác nhau. Với tôm thẻ chân trắng thì độ mặn thích hợp là 10 – 25‰. Với độ mặn lý tưởng này, tôm sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao và có chất lượng thịt ngon. Nếu độ mặn nhỏ hơn 10‰, tôm có tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh, thịt mềm và thiếu chất dinh dưỡng. Nếu độ mặn cao hơn 25‰, tôm sẽ giảm ăn, bị sốc, chậm lớn, thậm chí là chết.

Ngưỡng độ mặng thích hợp với các loại tôm khác cũng sẽ tương tự như tôm thẻ chân trắng. Nhưng mỗi loại tôm sẽ có khả năng chịu ngưỡng độ mặn khác nhau. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để xác định chính xác độ mặn thích hợp cho loại tôm mà mình nuôi.

Độ mặn biến động quá mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm, thậm chí gây chết.

– Nếu độ mặn quá thấp sẽ làm tôm khó bài tiết chất thải, dễ nhiễm bệnh và chết.

– Nếu độ mặn quá cao, tôm sẽ dễ bị stress, khó hấp thụ thức ăn, giảm đề kháng, dễ nhiễm bệnh và chết.

Vì thế, ổn định độ mặn cho ao nuôi là việc vô cùng cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo tôm sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất như mong muốn.

Độ mặn thích hợp giúp tôm phát triển đồng đều.

Độ mặn có vai trò như thế nào trong ao nuôi tôm?

Độ mặn chính là nồng độ của các loại muối hòa tan trong nước. Đơn vị đo của độ mặn là phần nghìn (‰), trong đó 1‰ là 1g muối hòa tan trong 1000g nước.

Trong nuôi trồng thủy sản, độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của sản phẩm nuôi trồng, cụ thể là:

– Cung cấp chất dinh dưỡng: các muối khoáng trong nước biển là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tôm, bao gồm khoáng vi lượng, khoáng đa lượng, nguyên tố vi lượng.

– Điều hòa áp suất thẩm thấu: tôm có thể điều hòa áp suất thẩm thấu trong cơ thể để phù hợp với môi trường xung quanh. Độ mặn trong ao nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này.

– Ngăn ngừa bệnh tật: độ mặn thích hợp giúp tôm có thêm sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ổn định độ mặn cho ao nuôi tôm như thế nào?

Độ mặn trong ao nuôi có thể cao hoặc thấp hơn so với ngưỡng lý tưởng. Vì thế bà con cần biết cách giảm và tăng độ mặn cho ao nuôi phù hợp.

Cách làm giảm độ mặn của ao nuôi tôm

Cần sử dụng các thiết bị, máy đo để xác định độ mặn của ao. Bà con có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm độ mặn của ao nuôi:

– Thay nước thường xuyên 3 lần/ngày.

– Xử lý tảo và sử dụng vi sinh để giảm lượng tảo.

– Sử dụng quạt gió để tăng oxy.

– Giữ tối thiểu mực nước là 1.2m trở lên để ổn định nhiệt độ. Có thể hạn chế sự tăng nhiệt bằng hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc căng bạt trên mặt ao. Khi độ mặn và nhiệt độ cao hoặc thấp hơn mức tối ưu có thể dùng biện pháp thay nước để cân bằng. Cần sục khí thường xuyên để tôm không bị stress khi độ mặn và nhiệt độ thay đổi đột ngột do thời tiết. Với những ao có độ mặn cao thì việc nên làm là chuẩn bị ao lắng để lọc nước để độ mặn được điều chỉnh trước khi cho vào ao.

Giảm độ mặn khi độ mặn ao nuôi quá ngưỡng

Cách tăng độ mặn của ao nuôi tôm

Để biết được độ mặn ao nuôi có xuống thấp hơn mức bình thường hay không thì hãy quan sát sinh vật và thủy sản trong ao. Nếu tôm có dấu hiệu chậm lớn, hãy kiểm tra chỉ số độ mặn bằng máy đo.

Cách xử lý khi độ mặn ao nuôi thấp là:

– Bổ sung nước biển hoặc nước mặn: Khi bổ sung cần kiểm soát độ mặn của nước bổ sung cần phù hợp với độ mặn cần thiết cho ao. Lượng nước bổ sung cũng cần tính toán kỹ để tránh làm thay đổi đột ngột trong ao, gây sốc cho tôm. Nên bổ sung vào buổi sáng hoặc chiều mát.

– Sử dụng muối: Cách này ít được sử dụng vì có thể làm tăng độ pH. Khi sử dụng cách này, bà con cần lưu ý nên sử dụng muối biển, muối ăn hoặc muối hột. Lượng muối bổ sung cần tính toán để tránh làm thay đổi đột ngột. Và tránh bổ sung vào lúc buổi trưa nắng nóng.

Nên sử dụng muối ăn hoặc muối biển để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

Hy vọng bài viết đã giúp bà con có thêm nhiều thông tin bổ ích cho vụ nuôi tôm của mình. Nếu bà con cần tìm hiểu các chế phẩm sinh học xử lý môi trường và vi sinh cho tôm ăn, các sản phẩm tăng cường miễn dịch, khoáng bổ sung, thảo dược phòng trị bệnh thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Thu hoạch chính là thời điểm mà bà con nuôi trông ngóng sau một thời gian dài nuôi tôm. Thu...

Vi sinh nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Trong các ao nuôi tôm hiện nay, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của...

Tôm thẻ 30 ngày tuổi dễ mắc những bệnh gì?

Trong quá trình nuôi, bà con thường quan tâm tới vấn đề dịch bệnh. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp...