Dùng bột bã mía làm chế phẩm sinh học nuôi tôm

Trước đây, bã mía thường được sử dụng làm chất đốt, phân bón hoặc thức ăn cho trâu bò. Gần đây, bã mía được sử dụng nhiều trong thủy sản vì nó có nhiều lợi ích hữu dụng cho tôm, đặc biệt là dòng tôm thẻ chân trắng.

Xác mía/bột bã mía

Sau khi mía được ép lấy nước hoặc đường sẽ tạo ra phần xơ, gọi là bã mía hoặc xác mía. Thành phần chính của bột bã mía gồm nước, sợi xơ (xenlulozo) và một lượng nhỏ chất hòa tan, chủ yếu là đường.

Bã mía có dạng sợi không tan trong nước, trong dung môi hữu cơ hoặc vô cơ thông thường. Bã mía thường có màu vàng nhạt, trắng ngà, nâu nhạt, xanh nhạt tùy thuộc vào loại mía ban đầu.

Bã mía còn có phản ứng cháy, khi cháy hết sẽ tạo thành nước, CO2, N2, SO2,… Và tạo ra nhiệt lượng rất lớn.

Bã mía ứng dụng trong nuôi tôm như thế nào?

Bã mía sử dụng trong mô hình nuôi tôm an toàn sinh học được xem là giải pháp hiệu quả giúp tăng năng suất, hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất gây ô nhiễm.

Khi nuôi tôm nước lợ, các chất hữu cơ chứa nito tích tụ khiến ao nuôi bị ô nhiễm. Lý do là vì cơ thể tôm chỉ hấp thụ được 20-30% protein trong thức ăn. Còn lại sẽ thải ra môi trường ngoài qua phân. Việc quản lý thức ăn không tốt cũng dẫn đến dư thừa thức ăn. Các chất tích tụ dưới ao sẽ chuyển thành NH3 (amoniac).

Lợi ích của bã mía trong nuôi tôm

Bã mía thường được sử dụng để bổ sung khoáng chất cho tảo. Từ đó tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật có lợi trong nước phát triển. Điều này vừa làm ổn định môi trường nước, vừa tạo môi trường lý tưởng cho tôm phát triển.

Với tôm thẻ chân trắng, bã mía đặc biệt là nguồn cung cấp khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho tôm, thúc đẩy phát triển mạnh khỏe. Phương pháp này còn giúp chỉ số pH và kiềm trong nước ổn định, phù hợp với sự phát triển của tôm, tránh tác nhân gây hại cho chúng.

Người sáng chế chế phẩm vi sinh từ bã mía, anh Trần Phúc Hậu

Quá trình nuôi tôm sử dụng bột bã mía

Với ao nuôi có diện tích khoảng 2000 – 5000m2, các bước cải tạo ao giống được thực hiện giống với các kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thông thường.

– Bột bã mía được sử dụng gây màu nước sau khi ao đã cải tạo với liều lượng 1kg/100m3 nước. Với ao thuần thì bón bột bã mía 5 ngày/lần. Còn với các ao bị chai nền đáy thì bón bột bã mía 2 ngày/lần.

– Chọn giống từ những nhà cung cấp uy tín. Thả tôm thẻ chân trắng với mật độ 30-35 con/m2, tôm sú là 8-12 con/m2.

– Trong 2 tháng đầu, bón bột bã mía định kỳ 10kg/1000m3 nước ao. Không cần sử dụng khoáng chất hoặc chế phẩm sinh học nào khác.

– Trước 1 ngày và sau 2 ngày dùng bột bã mía cần kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như độ kiềm, độ pH và mật độ vi khuẩn trong nước.

– Sau 2 tháng nuôi, khi chất thải tích tụ đáy ao nhiều hơn ban đầu thì cần đánh bột bã mía và bổ sung thêm chế phẩm sinh học để môi trường ao nuôi ổn định cho sự phát triển của tôm.

– Tôm thẻ chân trắng sau 3-4 tháng nuôi và tôm sú sau 5-6 tháng có thể tiến hành thu hoạch.

Lưu ý

Khi sử dụng bột bã mía trong nuôi tôm, bà con cần thường xuyên theo dõi màu nước, các chỉ số môi trường để có thể điều chỉnh liều lượng bột bã mía cho phù hợp.

Sử dụng chế phẩm sinh học là một giải pháp hữu ích trong tình hình nuôi tôm hiện nay. Sử dụng bã mía không chỉ tăng cường năng suất tôm mà còn giúp bà con tiết kiệm chi phí. Mong rằng với bài viết này, bà con đã biết cách sử dụng bột bã mía hiệu quả để ao tôm của mình đạt năng suất cao nhất. Nếu cần tìm hiểu các chế phẩm sinh học xử lý môi trường và cho tôm ăn thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan

Tôm thẻ 30 ngày tuổi dễ mắc những bệnh gì?

Trong quá trình nuôi, bà con thường quan tâm tới vấn đề dịch bệnh. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp...

Những cách giúp giảm chi phí nuôi tôm hiệu quả

Giá tôm sụt giảm, giá thức ăn tăng cao là những vấn đề nan giải của bà con nuôi tôm....

Kỹ thuật nuôi tôm sú tự nhiên đạt hiệu quả cao

Nuôi tôm sú tự nhiên không chỉ nâng cao chất lượng tôm thương phẩm mà còn giúp bà con bán...