Kinh nghiệm nuôi tôm hiện nay thường là tích lũy qua nhiều năm nuôi hoặc được bạn bè, người thân chia sẻ. Có những khái niệm được bà con truyền miệng nhau sử dụng có thể chưa đúng hoặc chữa nắm rõ về nó. Trong bài viết này của BCC Aqua sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn các khái niệm thường sử dụng khi chọn giống và nuôi tôm nhé.
Các khái niệm cơ bản khi chọn giống tôm
Cỡ tôm giống, tôm Post
Có thể có nhiều bà con chưa biết tôm post là gì. Liệu khi mua tôm giống post 15 thì có phải là 15 ngày tuổi của tôm không?
Tôm post còn có tên gọi khác là tôm giống hay tôm ấu trùng. Đây đều là các tên gọi dùng để chỉ tôm có kích cỡ nhỏ trong các trại giống.
Kích cỡ tôm post quy định theo ngày tuổi như PL10, PL15, PL20,… Ví dụ PL20 là con giống 20 ngày tuổi, đã trải qua giai đoạn biến thái hoàn chỉnh. Khoảng thời gian này, con giống cũng đã hoàn thành quá trình phát triển sinh lý và hình thái.
Tôm post có nghĩa là tôm đến giai đoạn Postlarvae (Nauplius (N), Zoea (Z), Mysis (M), Postlarvae (PL)). Và những con số 10,15,20 là số ngày lên post của tôm. Nó khác hẳn với số ngày tuổi từ khi tôm nở ra từ trứng.
Tôm SPR và tôm SPF
Tôm SPF và tôm SPR là gì? Đâu là cách hiểu đúng về 2 thuật ngữ này? Cùng tìm hiểu nhé.
Tôm SPF – Tôm sạch mầm bệnh
Ở châu Á xảy ra sự nhầm lẫn khá lớn về định nghĩa chính xác của SPF. Những con tôm là “sạch mầm bệnh” là tôm SPF có khả năng tự động kháng bệnh, không bị nhiễm các loại virus trong suốt quá trình nuôi. Nhưng đây lại là một sự hiểu lầm.
Định nghĩa chính xác của SPF là: SPF (Specific Pathogen Free) là tình trạng nhiễm mầm bệnh hiện tại của tôm đối với một vài mầm bệnh cụ thể. Nó không hề liên quan đến tình trạng kháng mầm bệnh trong tương lai hay khả năng tự động kháng bệnh.
Ví dụ một con tôm SPF với mầm bệnh A, có nghĩa là con tôm này không nhiễm bệnh A tại thời điểm kiểm tra. Nó không đảm bảo rằng tôm sẽ có khả năng kháng lại bệnh A hay không mắc bệnh A trong tương lai.
Tôm SPF là những con tôm được sản xuất tại cơ sở an toàn sinh học, được kiểm tra nhiều lần và không có một vài mầm bệnh cụ thể. Nhưng những con tôm này chỉ khi được nuôi và giữ trong điều kiện này thì mới có thể là tôm SPF thực sự.
Khi chúng được đưa ra khỏi cơ sở sản xuất SPF vào các trang trại nuôi. Chúng sẽ không còn là SPF mà sẽ được gọi là High Health (HH – siêu khỏe). Hiện nay chưa có một quy tắc thống nhất nào trên phạm vi quốc tế về quá trình quản lý và phát triển tôm SPF. Và chất lượng các giống tôm SPF cũng có thể khác nhau.
Tôm SPR – tôm kháng bệnh
Đây cũng là một thuật ngữ dễ bị hiểu sai. SPR thể hiện đặc điểm di truyền về khả năng kháng lại một mầm bệnh cụ thể nào đó. Tôm SPR thường là sản phẩm của một chương trình gây giống cụ thể, nhằm tăng khả năng kháng bệnh với một loại virus nhất định.
Tôm mắc Hội chứng Taura
Hai khái niệm SPF và SPR không nên lẫn lộn vì chúng hoàn toàn độc lập. Tôm SPF không phải con nào cũng có khả năng kháng bệnh. Và tôm SPR cũng không phải không nhiễm bệnh với tất cả mầm bệnh. Tôm SPR thường chỉ kháng được 1 virus cụ thể. Và không liên quan đến tình trạng nhiềm bệnh của tôm với các loại virus khác.
Hiện nay mới có tôm thẻ chân trắng kháng được hội chứng Taura. Có 2 bệnh khác là bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh hoại tử cơ (IMN) đang được nghiên cứu tạo tính kháng.
Các khái niệm cơ bản trong quá trình nuôi tôm
Ao nuôi – ao lắng – ao ương
Đây là 3 loại ao chính thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt với ngành nuôi tôm thẻ. Mỗi loại ao được ứng dụng riêng và có những đặc điểm riêng.
Ao ương
Đây là loại ao được thiết kế đặc biệt để nuôi dưỡng và chăm sóc tôm thẻ (tôm post) khi chúng còn nhỏ. Người nuôi có thể quản lý và theo dõi tình trạng của tôm cẩn thận, đặc biệt trong 40 ngày đầu quan trọng. Vì trong giai đoạn này, tôm dễ bị tổn thương và mắc bệnh.
Ao lắng
Đây là một phần quan trọng của hệ thống nuôi. Nó được sử dụng để xử lý nước trong ao nuôi. Chứng năng chính của nó là loại bỏ bùn đáy, các loại hạt rắn, chất thải hữu cơ, các chất thải trong ao trước khi nước này xả ra môi trường hoặc tái sử dụng.
Ao nuôi
Đây là nơi tôm được chuyển từ ao ương/bể qua, sống cho đến khi tôm thu hoạch được. Ao nuôi hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước. Có nhiều loại ao mang đến hiệu quả cao như ao đất, ao lót bạt, ao composite, ao xi măng, ao khung thép lót bạc,…
Ương vèo
Đây là cách nuôi tôm mật độ cao trong diện tích nhỏ. Việc này tạo điều kiện tối ưu nhất để tôm con phát triển mạnh và đều trước khi thả vào ao nuôi lớn. Cách thức này giúp giảm nguy cơ mắc dịch bệnh. Việc kiểm tra và quản lý tôm khi nhỏ cũng trở nên dễ dàng hơn.
Canh vó (nhá)
Đây là một phương pháp để quản lý lượng thức ăn cho tôm. Thực hiện phương pháp này bằng cách đặt một lượng thức ăn cố định vào ao nuôi. Và quan sát trong 2 giờ.
Nếu tôm ăn hết thì chúng đang đói, bạn có thể bổ sung thêm thức ăn. Nếu thức ăn còn lại nhiều, bữa tiếp theo nên giảm lượng thức ăn xuống để tránh dư thừa gây ô nhiễm nước ao.
Sau 2 giờ thăm nuôi, nên lấy vó (nhá) ra khỏi ao. Không nên để vó quá lâu vì có thể tạo thói quen vị trí ăn cho tôm. Từ đó khó đánh giá được tình trạng tôm và tình trạng thức ăn hiện có.
Xiphon
Đây là một khái niệm cơ bản trong nuôi tôm hẳn ai cũng biết. Xiphon là hệ thống được sử dụng để hút, loại bỏ chất thải, gồm chất thải hữu cơ, thức ăn thừa, xác tôm và các chất thải rắn khác ở đáy ao. Chúng sẽ được bơm vào ao lắng hoặc bể lọc để xử lý hoặc loại bỏ. Giúp môi trường nước sạch và ổn định. Chất lượng nước được cải thiện tạo điều kiện giúp tôm cá phát triển. Giảm ô nhiễm và tăng hiệu suất sản xuất.
Mong rằng thông qua những thông tin này, bạn đã hiểu hơn về các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm cần biết. Sau khi đã lựa chọn được giống và thả vào ao nuôi là giai đoạn chăm sóc tôm cẩn thận. Gần 1 tháng sau khi thả giống cần quan tâm đặc biệt đến sức đề kháng của tôm và ổn định tiêu hóa. Nếu bà con cần mua những sản phẩm ổn định đường ruột và tăng đề kháng cho tôm có thể tìm mua tại đây nhé.