Khí NO2 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và các chỉ tiêu của môi trường nước. Vì thế việc kiểm soát và xử ký khí độc NO2 là việc làm cần thiết. Để đảm bảo tôm thẻ sinh trưởng và phát triển tốt. Trong bài viết này, BCC Aqua sẽ hướng dẫn bà con cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ nhé.
Cơ chế hoạt động của khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ
NO2 là chất gì?
NO2 là một hợp chất của nito, oxy tồn tại trong nước và đất. NO2 là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa nhờ tác dụng của vi khuẩn khi chuyển hóa amoniac thành nitrit hoặc nitrat.
NO2 có màu nâu đỏ và mùi đặc trưng, hấp thụ mạnh tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. NO2 nồng độ cao sẽ gây độc với tôm cá. NO2 hình thành từ quá trình sinh hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ trong ao, tạo ra các muối gốc NO2-.
Cơ chế ảnh hưởng của khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ
– Các gốc NO2- khi kết hợp với hemocyanin trong máu tôm sẽ tạo thành methemoglobin. Chất này làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu. Tôm bị thiếu oxy, bị ngạt sẽ nổi đầu, chết rải rác vào chiều tối hoặc sáng sớm.
– Ao nuôi chứa nồng độ NO2 cao kéo dài sẽ làm tôm bị yếu, khó hấp thụ dinh dưỡng, chậm lớn. Ngoài ra còn giảm đề kháng, mắc nhiều bệnh như rớt cục thịt, da xanh, phân trắng, đốm trắng,… thậm chí chết hàng loạt.
– NO2 cao cạnh tranh với ion Cl- làm rối loạn áp suất thẩm thấu, giảm hấp thụ chất khoáng ở tôm. Từ đó làm tôm bị mềm vỏ, phù thũng cơ, gây sưng mang.
NO2 ảnh hưởng xấu đến tôm. Vì thế cần xử lý kịp thời nếu không muốn tôm chết và ảnh hưởng đến năng suất cả vụ.
Nguyên nhân khí độc NO2 xuất hiện trong ao nuôi tôm thẻ
– Việc quản lý thức ăn trong ao nuôi không tốt dẫn đến dư thừa thức ăn dưới đáy ao, gây ra ô nhiễm và sinh ra khí độc.
– Việc nuôi thả mật độ cao dẫn đến dư thừa lượng thức ăn lớn mỗi ngày. Tôm chỉ hấp thụ khoảng 30-40% thức ăn, nhưng lại bài tiết ra ngoài lượng thức ăn lên tới 60-70%. Từ đó gây ra hiện tượng ô nhiễm hữu cơ, phát sinh khí độc NO2 và NH3.
– Vi sinh vật hữu ích tồn tại ít hoặc không tồn tại dẫn tới không chuyển hóa được hoàn toàn các khí độc thành NO3 không gây hại cho tôm.
– Hàm lượng oxy thấp, không đủ để cung cấp cho chu trình nitrat hóa dẫn đến việc tích tụ NO2. Ngoài ra, thiếu oxy còn làm giảm mật độ vi sinh vật hữu ích.
Tác động của khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ
Vật chất hữu cơ tích tụ nhiều ở đáy ao, nếu không được xiphon lấy ra hay vi sinh vật có lợi phân hủy sẽ khiến ao nuôi ô nhiễm hữu cơ nặng. Các chất thải sẽ phân hủy thành khí độc amoniac (NH3). Nếu có sự tham gia của nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrosococcus sp thì sẽ chuyển hóa dần thành NO2.
Khi hàm lượng NO2- vượt qua ngưỡng 25mg/l sẽ làm tôm giảm ăn, cản trở quá trình trao đổi oxy. Dẫn đến hiện tượng tôm nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, lột rớt nhiều do không hấp thụ được nhiều khoáng chất.
Nếu khí độc không được kiểm soát hay xử lý hoàn toàn có thể khiến tôm mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Như nhợt nhạt, da xanh, đen mang, ốp thân, gan tụy cấp tính, đốm trắng, đốm đen, phân trắng,… và gây chết hàng loạt diện rộng.
Phòng ngừa và xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ
Tuân thủ theo 3 nguyên tắc: oxy liên tục, dòng chảy liên tục và hạn chế tối đa tác động của môi trường.
Cách phòng ngừa
– Bón vôi, cải tạo, sên vét đáy ao trước khi thả tôm giống.
– Ao nuôi cần có hố xiphon để gom và lấy các chất hữu cơ ra ngoài nhanh chóng.
– Đảm bảo đủ lượng oxy. Độ pH dao động trong khoảng 7.5-7.8.
– Định kỳ đánh vi sinh xử lý nước BCC VS để chuyển hóa đạm amoniac thành nitrat. Chuyển hóa NH3 thành NO2- và cuối cùng thành NO3- ít độc hơn.
– Kiểm soát nồng độ NO2 trong mức cho phép, lượng oxy duy trì >4mg/l và dòng chảy từ 0.1-0.3 m/s.
– Điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách canh nhá để tránh dư thừa thức ăn.
Cách xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ
– Điều chỉnh lượng thức ăn hiện có.
– Tăng cường chạy quạt và liên tục để tạo dòng chảy cho ao, tăng oxy hòa tan.
– Xiphon liên tục để dọn sạch chất thải, thức ăn thừa.
– Sử dụng chế phẩm vi sinh BCC VS để khử các loại khí độc như H2S, NO2, NH3,…
- Để xử lý màu nước ao nuôi tôm, cá:
+ Để sản phẩm phát huy tối đa công dụng, nên sử dụng khi trời nắng (9-11 giờ sáng)
+ Hòa loãng với nước theo tỷ lệ 1 lít BCC VS hòa với 5-10 lít nước rồi tạt xuống ao.
+ Cải tạo ao trước khi thả giống: sử dụng 2 lít cho 1000m3.
+ Tháng 1-2: dùng 2-3 lít cho 1000m3 sử dụng 1 lần/tuần.
+ Tháng 3-4: dùng 2-3 lít cho 1000m3 sử dụng 2 lần/tuần.
+ Lưu ý: Không nên dùng kháng sinh và diệt khuẩn trước và sau khi xử lý 3-4 ngày.
- Để trộn thức ăn:
+ Trộn vào thức ăn theo tỷ lệ 50-100 ml/kg thức ăn trước khi cho tôm, cá ăn từ 15-20 phút.
+ Cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.
Xem chi tiết sản phẩm BCC VS tại đây.
Hy vọng bà con đã biết cách phòng ngừa và xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.