Kỹ thuật nuôi tôm sú hiệu quả, năng suất cao

Hiện nay, tôm sú trở thành 1 trong các mặt hàng thủy sản quan trọng trong xuất khẩu. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, bà con nuôi thực hiện đúng kỹ thuật nuôi đã giúp tôm sú phát triển nhanh, cho năng suất lớn. Trong bài viết này, cũng BCC Aqua tìm hiểu về kỹ thuật nuôi tôm sú hiệu quả, đạt năng suất cao nhé.

kỹ thuật nuôi tôm sú 1

Chuẩn bị môi trường nuôi

Kỹ thuật nuôi tôm sú trên ao bạt

Nuôi tôm sú bằng ao bạt giúp dễ kiểm soát môi trường nước. Cần chuẩn bị ao có độ sâu khoảng 80-90cm. Đáy ao phẳng để lót bạt, loại bỏ những vật cứng nhọn có thể làm rách bạt. Lót bạt phủ kín đáy và thành ao. Bà con nên chọn loại bạt dày, khối lượng tương đối để bạt bám sát nền đáy.

Cố định bạt bằng cách hàn để chắc chắn nước trong ao không rò rỉ ra ngoài. Đồng thời ngăn được nước nhiễm phèn ở bên ngoài xâm nhập vào.

Cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị như quạt nước, máy bơm, máy đo nồng độ kiềm, nồng độ pH,…
Sau mỗi vụ tôm cần rút cạn nước để cải tạo ao. Tiến hành nạo vét cho bằng phẳng, loại bỏ lớp bùn dưới đáy. Bón Dolimite và vôi ổn định độ pH và độ kiềm. Sau khi bón vôi cần phơi 12 ngày để loại bỏ hết mầm bệnh.

Sau khi cải tạo ao, cần bón phân gây màu. Điều này còn giúp tạo môi trường sống phù hợp và nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Có thể bón bằng phân hữu cơ hoặc vô cơ. Khi nước chuyển sang màu vàng nâu, xanh nõn, độ trong khoảng 45cm thì có thể thả tôm.

kỹ thuật nuôi tôm sú 2

Kỹ thuật nuôi tôm sú trong bể xi măng

Mô hình nuôi tôm sú bằng bể xi măng ngày càng phổ biến. Tuy công nghệ và kỹ thuật nuôi tôm sú này yêu cầu cao hơn. Nhưng lại dễ dàng kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh.

Bể nuôi xi măng thường có diện tích 15m2, chiều cao 1.2m. Bể cần được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ trước khi cho nước vào.

Bên cạnh bể nuôi cần có 1 bể xử lý nước, đảm bảo có đủ máy sục khí và ống thoát nước. Nước cho vào bể cần được chảy qua túi lọc và bể xử lý.

Có thể sử dụng chế phẩm sinh học để cân bằng độ kiềm, pH, độ mặn… đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm phát triển. Trước khi đưa tôm vào nuôi cần kiểm tra kỹ các thông số bể chứa.

kỹ thuật nuôi tôm sú 3

Kỹ thuật chọn thả tôm sú giống

Bà con cần mua giống tại trại có uy tín, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch và cấp phép. Có thể áp dụng nhiều phương pháp để chọn giống như cảm quan, trạng thái của tôm, ngoại hình và màu sắc của tôm,…

Cần lựa chọn tôm khỏe mạnh, bơi nhiều, tốc độ bơi chậm, bơi ngược với dòng nước. Có thể lựa tôm sống ở thành hoặc đáy, có phản xạ nhanh với tiếng động và ánh sáng.

Tôm cần còn nguyên vẹn các phần, vỏ mỏng, đuôi xòe đẹp. Nên chọn tôm có màu đen hoặc xám tro, không bị dị màu. Chiều dài của thân tôm vào khoảng 12-15mm.

Trước khi thả giống cần kiểm tra kỹ môi trường nuôi. Nước dùng để di chuyển tôm và nước nuôi tôm cần có độ mặn chênh nhau nhỏ hơn 5/1000 để tôm không bị sốc.

Nên thả tôm vào lúc trời mát, có nắng nhẹ. Không thả tôm vào ngày mưa to, nắng gắt hoặc thời tiết thất thường.

Mật độ nuôi tôm sú phù hợp

Nuôi tôm sú quảng canh và thâm canh sẽ khác nhau về mật độ. TÙy theo điều kiện ao nuôi và khả năng mà bà con cần lựa chọn mật độ nuôi phù hợp.

Thả 4-12 con/m2 và chia thành nhiều lần thả. Thời gian mỗi lần thả cách nhau khoảng 2 tháng. Nếu nuôi mật độ cao nên chọn mô hình thâm canh, số lượng tôm thả tầm 25-50 con/m2.

Kỹ thuật chọn thức ăn nuôi tôm sú

Trong khi chuẩn bị ao nuôi, bà con có thể gây màu ao nuôi để tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm sú. Nguồn thức ăn này rất quan trọng đối với tôm sú khi còn nhỏ.

Sau đó, bà con cần bổ sung thêm thức ăn công nghiệp dạng viên để tôm phát triển, không dịch bệnh. Cần xem xét giá trị dinh dưỡng của thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Từ giai đoạn ươm giống, cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa.

Từ 1 tháng tuổi trở lên, tôm cần thức ăn có độ đạm cao ~50% để phát triển. Trong khi nuôi, bà con cần theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh lượng thức ăn và thời gian ăn cho phù hợp.

Kỹ thuật nuôi tôm sú 

Tôm sú giai đoạn đầu rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi trường. Vì thế cần kiểm tra thường xuyên và giữ ổn định các chỉ số của nước. Tránh thay nước trong 2 tháng đầu thả tôm. Không bơm quá nhiều nước trong 1 lần bơm. Nước cần được đi qua máy hoặc bể xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi.

Cần đảm bảo đủ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho tôm. Bổ sung thường xuyên các chất cần thiết giúp tôm ăn nhiều, mau lớn. Cần cân bằng giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp.

Theo dõi tôm vào từng thời kỳ. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện tôm bệnh xử lý kịp thời.

Mong rằng những kiến thức mà BCC Aqua mang lại đã giúp bà con hiểu thêm về kỹ thuật nuôi tôm sú. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.

 

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...