Nuôi cá kèo trong vuông tôm có hiệu quả không?

Hiện nay, để tận dụng các vuông tôm bỏ trống, nhiều bà con đã thử nghiệm nuôi cá kèo. Ban đầu tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều bà con đã gặt hái được thành công với thử nghiệm này. Vậy mô hình nuôi cá kèo trong vuông tôm có ưu nhược điểm gì? Nuôi như thế nào để thành công? Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.

nuôi cá kèo trong vuông tôm 1

Thuận lợi và khó khăn khi nuôi cá kèo trong vuông tôm

Mô hình này còn khá mới, hiệu quả mang lại chưa đáng kể. Hiện tại, việc khó khăn nhất khi nuôi cá kèo là nguồn giống. Chưa có nơi sản xuất và cung ứng giống cá kèo chuẩn chỉnh. Các giống cá kèo đang được sử dụng được thu gom từ tự nhiên. Từ đó mà cá kèo giống thường cao giá. Và bà con khó chủ động về nguồn giống trong suốt quá trình nuôi.

Nhưng bên cạnh những khó khăn, việc tận dụng vuông tôm để nuôi cá kèo cũng mang đến nhiều lợi ích. Cá kèo cho năng suất tốt, mang tới hiệu quả ổn định về kinh tế. So với nuôi tôm công nghiệp thì nó ít rủi ro hơn. Ngoài ra, bà con tận dụng được các vuông tôm bỏ trống để gia tăng thêm thu nhập.

Kỹ thuật nuôi cá kèo trong vuông tôm

Cá kèo có thể sống ở mọi nguồn nước. Độ mặn từ 0-40‰, nhưng cá kèo thích nhất trong khoảng 10-25‰. Sau khi thu hoạch tôm, bà con có thể nuôi xen canh cá kèo để khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, gia tăng thu nhập.

Kỹ thuật cải tạo đất 

Cần xả cạn đáy ao trong 5-7 ngày trước khi thả giống. Bón vôi CaCO3 với liều lượng 100-150kg/ha. Diệt cá tạp bằng Saponin hoặc cây thuốc cá. Sau đó lấy nước vào qua lưới sao cho độ sâu đat j 25-30cm.

Gây tảo sau 7-10 ngày bằng cách hòa tan 20-25 kg phân gà/ha. Nếu không có phân gà có thể thay thế bằng bột đậu nành hoặc cám gạo (theo tỉ lệ 1:1). Có thể bón thêm 1 lít phân bón lá Biotit tạt đều khắp ao nuôi. Đảm bảo độ trong từ 30-35cm, độ pH khoảng 7.5-8.5.

Kỹ thuật chọn giống để nuôi cá kéo trong vuông tôm

Nguồn cá kèo giống thường đến từ tự nhiên. Bà con có thể mua từ ngư dân vớt hoặc kéo lưới ở các bãi bồi ven biển hay rừng ngập mặt. Tuy nhiên, kích cỡ con giống sẽ không đều nhau. Nên thả mật độ 10-15 con/m2. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cá bị sốc.

nuôi cá kèo trong vuông tôm 2

Kỹ thuật chăm sóc và cho ăn 

Cá kéo ăn nhiều rong tảo, phù da trong nước. Nếu đất có nhiều bùn thì 2 tháng đầu không cho ăn. Từ tháng thứ 3 trở đi có thể dặm thêm bằng cách cho nước vào ra thường xuyên. Xử ký bón thêm phân bón hoặc tăng cường bột đậu nành, bột gạo.

Nếu mật độ tăng 50-60 con/m2 thì phải bổ sung thức ăn công nghiệp dạng viên. Các mô hình nuôi cá kèo thường chưa xuất hiện bệnh. Cá kèo mau lớn, có thể thu hoạch sau 4,5 hoặc 6 tháng nuôi tùy loại giống. Có thể thu hoạch bằng cách xả cạn nước rồi bắt, năng suất từ 45-65 con/kg rồi chứa vào ao nhỏ.

Hy vọng bà con đã có thêm kiến thức về nuôi cá kèo trong vuông tôm. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm cá thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...