Những sai lầm trong kỹ thuật nuôi kỳ tôm

Kỳ tôm còn có tên gọi khác là rồng đất. Hiện nay, nuôi kỳ tôm trở thành thú chơi quen thuộc của người Việt. Nếu bà con cũng đang muốn nuôi loài vật này thì cùng BCC Aqua tìm hiểu những sai lầm trong kỹ thuật nuôi thường gặp để rút kinh nghiệm nhé.

Những sai lầm trong kỹ thuật nuôi kỳ tôm

nuôi kỳ tôm 1

Lựa chọn thức ăn

Nhiều người nuôi kỳ tôm vẫn nghĩ thức ăn chủ yếu của nó là sâu bột. Nhưng giá trị dinh dưỡng trong loại thức ăn này không cao. Sâu bột sống khá dai nên sau khi kỳ tôm nuốt vào, chúng sẽ cắn làm tổn thương cơ quan nội tạng. Kỳ tôm tuy không bị thương bên ngoài nhưng lại không ăn cho đến chết.

Phơi nắng cho kỳ tôm

Kỳ tôm là loài biến nhiệt, khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm chúng mất nước. Thân nhiệt tăng quá cao có thể làm chúng bị đột tử. Cách nuôi kỳ tôm chuẩn nhất là phơi nắng vào lúc 9-10h sáng. Chỉ khoảng 1 giờ là đủ. Nếu tắm nắng thường xuyên thì cần quan sát để tránh hiện tượng đột tử.

Ký sinh trùng trong cơ thể

Phần lớn kỳ tôm nuôi đều có nguồn gốc hoang dã. Ít hay nhiều thì cũng sẽ có ký sinh trùng. Khi mua kỳ tôm về cần tắm rửa. Sau khi nuôi khoảng 2 tuần, khi kỳ tôm khỏe mạnh thì tiến hành tẩy giun. Nên tẩy giun bằng thuốc 2 lần, cách nhau khoảng 1-1.5 tháng. Nếu sức khỏe không tốt thì có thể kéo dài thời gian hơn.

Bổ sung canxi

Kỳ tôm ít bị gãy xương, nếu có thì chỉ là do con người hoặc thiếu canxi. Nếu cho ăn đúng cách thì không cần bổ sung canxi. Vì trong thức ăn của chúng như xương động vật có vú, xương chim đã chứa rất nhiều canxi.

Sự chênh lệch nhiệt độ

Kỳ tôm có thể chịu được khoảng chênh lệch nhiệt độ khoảng 10*C. Nhưng nếu sự chênh lệch lớn thường xuyên xảy ra có thể dẫn đến cảm lạnh, suy dinh dưỡng,… Vì thế khi nuôi kỳ tôm, bà con cần tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Cách nuôi kỳ tôm để không bị bệnh

nuôi kỳ tôm 2

Sát trùng cho chuồng nuôi kỳ tôm

Kỳ tôm là loài máu lạnh, dễ bị mất nước vào ngày trời quá nóng. Hoặc khi ánh nắng chiếu trực tiếp cũng có thể khiến nhiệt độ chúng tăng cao, dẫn đến sốc nhiệt mà chết. Vì thế nên cho phơi nắng khoảng 1 tiếng, lúc 9-10h. Quan sát liên tục trong quá trình phơi nắng. Hoặc có thể sử dụng đèn chiếu tia UVN 4h/ngày để thay thế.

Vì là loài có nguồn gốc thiên nhiên nên khi bắt về nuôi sẽ có ký sinh trùng. Khi mới mua về nhà, bà con cần quan sát chất thải của chúng để xem có giun sán không. Nếu có thì phải sát trùng chuồng nuôi. Theo dõi liên tục trong 2 tuần đầu. Có thể tham khảo phương pháp rửa ruột cho kỳ tôm.

Cố gắng duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định. Vì khi nhiệt độ tăng giảm đột ngột có thể khiến chúng cảm cúm hoặc bị khó tiêu,…

Vệ sinh cho kỳ tôm

Ngay sau khi mua về cần tắm rửa cho kỳ tôm, quan sát chất bài tiết xem có ký sinh trùng không. Nếu có thì không nên tiêu diệt ngay. Mà sau khoảng 2 tuần nuôi kỳ tôm khỏe mạnh rồi mới tiến hành tẩy giun.

Sau 1 tháng rưỡi thì tiến hành tẩy giun lần 2. Kỳ tôm là loài lưỡng cư, vì thế môi trường sống yêu cầu độ ẩm tương đối cao. Tắm rửa có thể giúp chúng bài tiết và tiêu hóa thức ăn, tránh được cả tình trạng hôi bẩn.

Trên đây là những sai lầm thường gặp và cách nuôi kỳ tôm để không bị bệnh, bà con có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Thực hư về tôm thẻ chân đỏ

Mấy năm nay thường xuất hiện thông tin về tôm thẻ chân đỏ. Nhưng thực ra nó chỉ là con...

Những điều cần quan tâm khi thiết kế ao nuôi tôm thẻ

Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là mô hình được nhiều hộ nuôi áp dụng. Vì đây là loại tôm...

Một đặc điểm này giúp phân biệt tôm thẻ thiên nhiên hay tôm nuôi

Tôm là loài thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Nhưng không phải ai cũng biết...