Tôm thẻ chân trắng và tôm sú hiện nay được nuôi thâm canh nhiều vì mang tới lợi nhuận cao. Còn tôm càng xanh lại ít được biết đến hơn. Tôm càng xanh trước đây thường được nuôi dạng quảng canh, thả ruộng lúa, xen kẽ với các loài khác vì hợp với môi trường nước ngọt. Vậy tôm càng xanh có nuôi trong ao lót bạt dạng bán thâm canh hay thâm canh không? Trong bài viết này, BCC Aqua sẽ chia sẻ cho bà con kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt dạng thâm canh nhé.
Vùng nuôi tôm càng xanh nước ngọt
Ao nước ngọt hoặc nước lợ đã từng nuôi cá, đều có thể cải tạo thành ao nuôi tôm. Nhưng tôm cần nhiều oxy, có tập tính lột xác ở đáy ao, ấm và nước tĩnh. Vì thế ao nuôi cần có nước sạch, trong, gần nguồn nước để dễ thay thế khi gặp sự cố. Đáy ao ít bùn, ít phèn và có độ pH ổn định.
Có thể lót bạt hdpe toàn bộ ao hoặc chỉ nguyên vờ để tránh nước mưa cuốn trôi đất cát làm đục nước. Lót bạt còn giúp hạn chế phèn xì đi vào nước. Chọn bạt dày 2mm cho chắc chắn và có thể tái sử dụng qua nhiều vụ.
Diện tích ao nuôi tôm càng xanh nước ngọt dạng thâm canh nên trong khoảng 2000-5000m2, sâu từ 1m2-1m5. Nếu ao bạt thì thể tích nước nên có 2000-3000m3 là hợp lý, vừa dễ chăm sóc, dễ xử lý nước và thu hoạch tôm.
Các xử lý trước đầu vụ nuôi
Ao nuôi mới đào cần rút cạn nước, hút bùn và phơi đáy. Không nên phơi đến khi nứt nẻ, tránh để lên phèn xì. Đảm bảo lớp đất còn ẩm để khi bón vôi, vôi còn bám được vào đất.
Để ngăn phèn và các kim loại nặng hòa vào nước, có thể bón vôi nóng CaO 10kg cho 100m2. Việc này còn giúp loại bỏ các vi sinh vật gây hại và cân bằng độ pH nước. Nên sử dụng vôi trong suốt vụ nuôi.
Nước sau khi lọc qua lưới, cần diệt rong bằng đồng sunphat 2kg cho 1000m3. Rồi cho quạt chạy hết công suất khoảng 2 ngày để kích thích các sinh vật gây bệnh nở ra. Sau đó diệt chúng bằng saponin.
Sau 2 ngày diệt cá tạp và vớt xác ra khỏi ao, bà con tiến hành diệt khuẩn. Có thể sử dụng thuốc tím, clorine hoặc BKC,… để diệt khuẩn. Tạt vào ngay dàn quạt để khuếch tán đều khắp mặt ao.
Tạo màu trà cho nước ao nuôi
Tôm mới thả còn yếu, khả năng bơi và tìm kiếm thức ăn kém. Thức ăn của chúng ban đầu chủ yếu là động vật phù du, tảo và côn trùng thủy sinh mềm. Vì thế thức ăn tự nhiên trong ao ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ phát triển của tôm.
Sau 4-5 ngày từ khi diệt khuẩn, bà con có thể đánh vi sinh EM để gây màu nước. Vừa tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm vừa tạo tảo để tăng oxy hòa tan, tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào ao.
Bà con có thể ủ EM theo công thức sau:
250g EM gốc dạng bột + 92 lít nước sạch + 8 lít mật rỉ đường = 100 lít EM tươi
Sau đó lắc đều rồi pha loãng 1 lít EM tươi với 20 lít nước rồi tạt đều khắp mặt ao, dùng 1 lít EM1 cho 1000m3 nước.
Chọn tôm giống và thả tôm
Cần chọn tôm giống đồng đều về kích cỡ, bơi mạnh, dài khoảng 1.2-1.5cm, màu sáng, gan tụy đẹp. Nên chọn tôm đực vì tôm đực nặng gấp đôi tôm cái, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dù có thể nuôi quanh năm nhưng nuôi tôm càng xanh trong khoảng tháng 4 đến tháng 12 sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Ao nuôi hoặc ao vèo đón tôm cần chuẩn bị kỹ nước. Độ pH, oxy hòa tan, kiềm cần đạt mức tối ưu. Loại bỏ hoàn toàn khí độc bằng Yucca. Tạt thêm khoáng, vitamin C vào nước để tôm post vào không bị stress sau vận chuyển và thay đổi nhiệt độ môi trường.
Nên chuyển tôm giống từ trại về vào lúc ban đêm hoặc sáng sớm. Thả bọc chứa tôm vào ao khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ. Sau đó mở bọc để tôm bơi ra từ từ.
Cách chăm sóc tôm
Tôm được chăm sóc tốt mới cho sản lượng cao, vì thế cần chú trọng và đầu tư. Cho tôm ăn 2-3 lần/ngày. Tháng đầu nên cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên.
Các tháng sau có thể xen kẽ thức ăn tự chế từ đậu tương, gạo lứt, cua, cá, khoai mì,… Trước khi cho ăn, cần trộn men tiêu hóa và vitamin C vào thức ăn để tăng đề kháng, kích thích tiêu hóa và giảm tiêu hao thức ăn.
Thường xuyên kiểm tra môi trường ao nuôi. Đảm bảo tôm càng xanh có môi trường tốt nhất để sinh trưởng. Độ pH cần đạt mức 7.5-8.5, độ kiềm là 80-120 mg/lit, nước cần duy trì màu trà và độ trong là 30-40cm.
Có thể phân loại kích cỡ tôm sau 30 ngày. Đồng thời có thể kết hợp san tôm qua ao khác để giảm mật độ cho tôm mau lớn. Có thể bẻ càng để kích thích tôm mau lớn và hạn chế tôm ăn thịt nhau vào lúc lột xác. Bẻ càng đúng khớp gần cơ thể, hạn chế tổn thương bằng cách giữ chặt 2 càng để tôm búng tự nhiên sẽ tự bong ra.
Phòng bệnh cho tôm
Tôm càng xanh dễ bị đốm đen và đóng rong. Đây là bệnh thường xuất hiện do nước ô nhiễm, tôm bị giảm hệ miễn dịch làm vi khuẩn và nấm tấn công. Khi bị đóng rong, tôm khó lột xác, khó hô hấp. Nếu thời gian lột xác kéo dài, tôm dễ bị tấn công. Khi chưa kịp hình thành vỏ mới, tôm sẽ dễ chết.
Bà con có thể phòng bệnh cho tôm bằng cách dùng men vi sinh BCC ProVS và men xử lý đáy Max Klean suốt vụ để làm sạch nước và đáy ao. Càng về cuối vụ thì rút ngắn thời gian tạt men hoặc có thể tăng liều.
Xem thêm cách sử dụng BCC ProVS và Max Klean tại đây:
– MaxKlean
Hy vọng bài viết mà BCC Aqua chia sẻ đã giúp bà con có thêm nhiều kiến thức về nuôi tôm càng xanh nước ngọt. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.