Kỹ thuật nuôi tôm hùm nước ngọt năng suất cao

Nuôi tôm hùm đang được nhiều bà con lựa chọn vì nó mang tới giá trị kinh tế cao. Tôm hùm không chỉ thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Ở nước ta có nhiều tỉnh nuôi tôm hùm với quy mô lớn như: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận,… Trong bài viết này, cùng BCC Aqua tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm hùm nước ngọt cho năng suất cao nhé.

Chuẩn bị ao nuôi tôm hùm nước ngọt

nuôi tôm hùm nước ngọt 1

Nếu bà con lựa chọn sử dụng ao nuôi thì ao không có độ sâu quá lớn. Độ sâu khoảng 1-1.5m. Có hệ thống sục khí, thoát nước. Ao có độ dốc ở đáy, không bị rò rỉ và các hệ thống hỗ trợ cần ổn định.

Nếu lựa chọn bể nuôi thì cần có diện tích đáy là 100m2. Cạnh bể hình vuông kích thước 10m. Nếu là hình tròn thì đường kính là 5.7m. Lỗ thoát ở mặt đáy nghiêng 5%. Bơm nước đã qua xử lý vào bể ở mức 1.4m.

Chọn giống tôm hùm nước ngọt

Để nuôi tôm hùm nước ngọt thành công, bà con cần lựa chọn giống phù hợp.

Nên lựa chọn giống tôm địa phương để phù hợp với môi trường và điều kiện sống của tôm hùm. Hạn chế vận chuyển nhiều và xa làm tôm hùm bị yếu đi.

Nên chọn giống tôm hùm được đánh bắt tự nhiên hoàn toàn.

Nên chọn những con tôm không bị trầy xước, có màu tươi, đầy đủ các bộ phận, hài hòa cân đối. Tránh chọn những con mang mầm bệnh.

Chọn tôm cùng giới tính, to đều nhau để nuôi chung một lồng.

Nếu nuôi từ giai đoạn nhỏ thì cần ương sau đó mới lọc và nuôi như bình thường.

Thức ăn nuôi tôm hùm nước ngọt

Có thể sử dụng bột ngô, bột cám hoặc mùn bã hữu cơ để nuôi tôm hùm nước ngọt. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại cá tạp, ghẹ, sò. Khi làm thức ăn cho tôm, cần chọn đồ tươi, rửa sạch với nước muối, cắt theo chiều ngang với thân con vật, cắt lát 1-2cm.

Sau đó rửa thêm 1 lần nữa rồi mới cho tôm ăn. Có thể bảo quản lạnh để cho tôm ăn lâu dài. Nếu tôm đang ở giai đoạn nhỏ thì cắt thật nhỏ phần thịt, róc kỹ xương rồi mới bảo quản lạnh để cho ăn nhiều lần.

nuôi tôm hùm nước ngọt 2

Chăm sóc tôm hùm nước ngọt

– Cần đo thường xuyên các thông số sau: nồng độ oxy hòa tan, độ pH, nồng độ các khí NH3, H2S, NO2, NO3.

– Sau 15-30 ngày tiến hành thay nước một lần để bể nuôi sạch sẽ. Nhưng chỉ thay khoảng 30-50% nước trong bể.

– Sau 60-90 ngày tiến hành thay toàn bộ nước một lần. Vệ sinh đáy bể sạch sẽ. Nếu là ao thì cần vớt bớt cặn.

– Quan sát thường xuyên tình trạng tôm hùm để phát hiện bất thường. Nếu có bệnh sẽ kịp thời xử lý, tránh để kéo dài lâu.

Bà con cần tự tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân trong suốt quá trình nuôi. Tôm hùm là loài nuôi không khó, nhưng nếu bà con chủ quan, không cẩn thận thì khó có thể thành công.

Trên đây là một số kiến thức về kỹ thuật nuôi tôm hùm nước ngọt. Bà con có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Thu hoạch chính là thời điểm mà bà con nuôi trông ngóng sau một thời gian dài nuôi tôm. Thu...

Vi sinh nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Trong các ao nuôi tôm hiện nay, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của...

Tôm thẻ 30 ngày tuổi dễ mắc những bệnh gì?

Trong quá trình nuôi, bà con thường quan tâm tới vấn đề dịch bệnh. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp...