Tôm sú được nuôi phổ biến trong môi trường nước mặn. Nhưng trong môi trường nước ngọt còn khá mới. Trên thực tế, nhiều bà con đã thử nghiệm nuôi loài vật này trong nước ngọt. Có trường hợp thành công, có trường hợp thất bại. Vậy nuôi tôm sú nước ngọt có nên hay không? Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đặc điểm sinh học của tôm sú
Tôm sú là một loại động vật có máu lạnh. Điều kiện môi trường đáp ứng đủ cho tôm sú phát triển như sau:
– Độ kiềm khoảng 80-120mf/l.
– Độ pH khoảng 7.4-8.5.
– Độ trong phù hợp trong khoảng 30-40cm.
– Nhiệt độ thích hợp khoảng 18-30*C. Khi thấp hơn hoặc cao hơn khoảng này, tôm sú dễ chết.
– Độ mặn phù hợp với tôm sú là khoảng 15-20ppt. Độ mặn quá thấp hoặc quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng tôm.
Từ những đặc điểm này, bà con cần điều chỉnh các yếu tố môi trường ao nuôi theo các mức hợp lý này nếu muốn nuôi tôm sú trong nước ngọt.
Có nên nuôi tôm sú nước ngọt không?
Về mặt lý thuyết, tôm sú có thể nuôi trong vùng nước ngọt. Nhưng bà con cần áp dụng đúng quy trình nuôi kỹ thuật, bổ sung đầy đủ khoáng chất cần thiết cho tôm. Và nên thuần hóa tôm trong môi trường nước ngọt.
Lượng khoáng trong nước ngọt thấp hơn vùng nước lợ và nước mặn. Trong khi tôm cần hấp thụ khoáng chất trong thức ăn, môi trường để phát triển và sinh trưởng.
Trong ao nuôi nước ngọt, các khoáng trong đất sẽ được giải phóng để đảm bảo nồng độ khoáng cho nước ao nuôi. Nhưng lượng khoáng này sẽ giảm dần, nếu không bổ sung thêm dễ làm tôm thiếu khoáng.
Vậy nên là…
Muốn nuôi tôm sú trong môi trường nước ngọt cần chú ý tới màu nước và không nên để tảo phát triển quá mức. Tôm sú ở vùng nước ngọt dễ bị mềm vỏ, cần bổ sung thêm canxi, vitamin C vào thức ăn. Quy trình nuôi tôm khép kín để tránh làm ảnh hưởng tới môi trường khác.
Nếu thức hiện tốt thì năng suất nuôi tôm sú trong nước ngọt có thể tương đương với vùng nước mặn.
Nuôi tôm sú ở trong môi trường nước ngọt cần chú ý tới khả năng về thuần hóa giống và giải quyết độ cứng của nước ngọt. Nếu không có quá nhiều kiến thức về chuyên môn thì việc nuôi tôm sú trong nước ngọt là không khả thi. Bà con nên tập trung nuôi ở mô hình nước lợ, nước mặn để đảm bảo năng suất vụ nuôi, tránh làm ô nhiễm môi trường.
Có nên nuôi tôm sú nước ngọt hay không hoàn toàn là sự quyết định của bà con. Nếu đủ tiềm lực, điều kiện và kiến thức, bà con có thể áp dụng thử mô hình nuôi này. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.