Thông tin về mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến là sự kết hợp giữa truyền thống và đổi mới. Mô hình nuôi này không chỉ mang đến chất lượng và hiệu quả mà còn có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. Nếu bà con chưa hiểu rõ về mô hình nuôi này thì cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Định nghĩa về nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

nuôi tôm sú quảng canh 1

Khi nuôi tôm quảng canh, bà con thường sử dụng 100% thức ăn từ tự nhiên. Tôm sẽ tự lớn, không được ăn thức ăn công nghiệp. Mật độ nuôi thấp chỉ khoảng 1-2 con/m2 tùy theo diện tích nuôi và kỹ thuật chăm sóc. Nếu diện tích nuôi lớn, nguồn thức ăn dồi dào thì bà con có thể tăng lên mật độ khoảng 2-5 con/m2.

Nếu mật độ nuôi lớn hơn 5 thì sẽ không đủ nguồn thức ăn tự nhiên. Khi tôm vào giai đoạn phát triển, cần bổ sung thêm thức ăn công nghiệp hoặc các loài 2 mảnh, cá tươi,… Sử dụng từ 1-2 tháng ở giai đoạn cuối giúp tôm về đích chuẩn. Khi đó, có thể gọi đây là nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ngày nay, bà con thường lựa chọn mô hình nuôi quảng canh cải tiến cho tôm sú. Mật độ nuôi đến khi thu hoạch là 5-10 con/m2, có khi cao hơn. Sau 10-15 ngày thả giống, bà con sẽ cho ăn thức ăn công nghiệp cho đến khi thu hoạch.

Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến mang tới lợi ích gì?

Giá trị kinh tế

Hiện nay với việc biến đổi khí hậu, nguồn giống tự nhiên bị cạn kiệt, đất đai ngày càng ít và lão hóa. Bà con buộc phải nâng cấp cải tiến mô hình nuôi. Kỹ thuật cải tiến, kết hợp với đối tượng nuôi phù hợp, lấy ngắn nuôi dài để tạo ra nguồn thu nhập. Đồng thời khép kín quá trình nuôi, kiểm soát đối tượng nuôi, tránh tác động bên ngoài.

Về vốn đầu tư ban đầu thì nuôi quảng canh cải tiến cũng giống như nuôi quảng canh tự nhiên. Ao nuôi cần đảm bảo hết mọi bờ, giữ nước tốt, vẫn có ao nuôi và ao vèo.

Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến cho năng suất cao hơn nuôi quảng canh truyền thống, đạt trung bình 1.8-1.2 tấn/ha/vụ. Một năm có từ 2-3 vụ nuôi.

Thách thức

Muốn mô hình nuôi quảng canh cải tiến cải thiện thu nhập thì cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

– Người nuôi am hiểu kỹ thuật nuôi, có sức khỏe tốt, biết cách thu hoạch, luân canh và ghép các đối tượng phù hợp.

– Khi nâng cấp từ nuôi truyền thống mật độ thấp lên cải tiến mật độ cao, cần bổ sung thức ăn công nghiệp.

– Cần có sự quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Bà con có thể sử dụng vi sinh để theo dõi và xử lý tình trạng oxy hòa tan cần thiết cho tôm.

– Khi đáy ao dơ làm khí độc bùng phát, tôm bị nhiễm các bệnh về gan. Vì thế bà con cần tăng sức khỏe tự nhiên và bảo vệ gan cho tôm. Bản chất là đảm bảo đáy ao sạch và đảm bảo oxy hòa tan cho tôm. Bà con có thể trộn thêm các dưỡng chất hỗ trợ gan, ruột, dinh dưỡng vào thức ăn cho tôm.

Các giai đoạn khi nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

nuôi tôm sú quảng canh 2

Giai đoạn vèo tôm

Ao vèo giúp bà con chủ động về mùa vụ, dễ dàng kiểm soát và quản lý. Từ đó, vèo đạt tỷ lệ sống cao.
Ngoài ra, khi thu tôm lớn còn ít, bà con có thể vào tiếp tôm giống để luân phiên mùa vụ tốt hơn, cũng như tăng được nhiều vụ nuôi trong năm.

Ao vèo thường chiếm khoảng 5-10% diện tích nuôi. Tùy theo kỹ thuật vèo hoặc trang thiết bị lắp đặt mà bà con có thể tăng mật độ vèo. Ao vèo vần được làm kín các mặt, chứa được mực nước trên 1.5m.

Với tôm sú thì thời gian vèo là 20 ngày. Thời gian vèo càng lâu thì mức độ ô nhiễm càng cao khiến tôm chậm lớn, lượng khí độc tăng cao, lượng oxy thấp. Vì thế, bà con cần chủ động chọn thời điểm hợp lý để chuyển tôm sang giai đoạn 2.

Giai đoạn thức đẩy tăng trưởng tôm

Bà con cần chuẩn bị ao nuôi giai đoạn 2 ngày trong quá trình vèo. Sau đó lấy nước, xử lý vi sinh, gây thức ăn tự nhiên. Khi các chỉ số môi trường đạt ngưỡng phù hợp thì chuyển tôm từ ao vèo sang ao nuôi. Sau khi chuyển, bình quân khoảng 1.5-2 tháng là có thể thu hoạch.

Tôm chuyển sang ao nuôi 1 tháng thì bà con có thể gièo lại tôm mới để khi thu hoạch có thể chuyển tôm vèo mới ra ao nuôi tiếp. Quá trình này thường được thực hiện trong khoảng tháng 1- tháng 6 âm lịch.

Bà con có thể hạ nước thu bớt tôm và xạ lúa khi mưa nhiều. Có khi 2 năm bà con làm lúa 1 lần để tái tạo lại môi trường. Trong khi canh tác lúa nước ngọt, bà con thường nuôi thêm tôm ở dưới lòng kênh.
Hiện nay, bà con có thể thả ghép tôm càng toàn đực với tôm sú, tôm thẻ quanh năm vì độ mặn tôm càng có thể sống lên tới 20‰.

Lưu ý khi nuôi tôm sú quảng canh cải tiến

– Nuôi tôm quảng canh cải tiến có thể giúp bà con tăng thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định bền vững.

– Bà con cần quan tâm đến việc xử lý đáy ao, cung cấp oxy nếu mưa nhiều hoặc thời tiết bất lợi.

– Nên xen lẫn vụ lúa hay tái tạo đất bằng các loại cây như năng tượng, đước, mắm khô hoặc rong khô để giúp ổn định môi trường và tạo nơi trú ẩn cho tôm.

– Nên nuôi ghép xen các đối tượng như tôm, cua để giảm rủi ro và tăng thu nhập ổn định.

– Bà con cần quan tâm và cập nhật giá tôm sú thường xuyên để chủ động thời gian nuôi và thu hoạch.

Trên đây là những thông tin về mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Hy vọng bà con đã có thêm những thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...