Vì sao việc nuôi tôm sú lại gặp nhiều trở ngại?

Ngành nuôi trồng thủy sản đã gặp bước tiến mới khi tôm thẻ chân trắng xuất hiện. Dần dần các mô hình nuôi tôm sú được thay thế bằng tôm thẻ. Lý do vì sao tôm thẻ lại chiếm dần vị trí của tôm sú? Việc nuôi tôm sú gặp những trở ngại gì? Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Giá trị của nuôi tôm sú

nuôi tôm sú 1

Về dinh dưỡng

Tôm sú chắc thịt, có mùi vị thơm ngon, dai, ngọt. Hàm lượng dinh dưỡng trong tôm sú rất cao, nhất là protein và các khoáng chất.

Về kinh tế

Tôm sú là loại hải sản đứng đầu về xuất khẩu, có giá trị kinh tế hàng đầu nước ta. Mặc dù là tôm bản địa, nhưng việc nuôi tôm sú đang dần ít được nhắc đến.

Những trở ngại khi nuôi tôm sú

Xét về dinh dưỡng và kinh tế thì tôm sú đều mang tới giá trị cao. Nhưng các mô hình nuôi tôm sú dần được thay thế bằng tôm thẻ. Có thể là do 7 trở ngại sau mà việc nuôi một loài tôm bản địa như tôm sú lại gặp nhiều rủi ro đến thế.

Một là, nuôi trái vụ

Tôm sú thường được nuôi khác vụ với tôm thẻ chân trắng, vì thế hay gặp thời tiết không thuận lợi. Từ đó dẫn đến nhiều cản trở sự phát triển và sinh trưởng của tôm.

Tôm sú còn không chịu được lạnh. Khi nhiệt độ giảm, tôm sẽ dễ sinh bệnh, chậm lớn. Tôm sú thích nghi với nước mặn, mà nguồn nước của nước ta không đủ độ mặn nên nuôi khá khó. Tôm sú dễ bị ốm do dịch bệnh phát triển.

Thời điểm thả tôm sú là lúc thu hoạch các loại tôm khác, sau đó bà con sẽ cải tạo ao. Vì thế, môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng, tồn tại nhiều mầm bệnh cho tôm sú. Nếu thả giống ở thời điểm này, bà con cần đảm bảo nguồn nước sạch, để hạn chế gây bệnh cho tôm.

Hai là, giá giảm dần

Tôm sú được xếp vào loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhưng nếu xét về xuất khẩu thì Việt Nam bị cạnh tranh lớn so với các nước Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,… Vì thế giá trị tôm sú sẽ bị ảnh hưởng bởi cung cầu về tôm trên thị trường thế giới.

Ba là, do môi trường nước

Các bệnh của tôm sú thường xảy ra do môi trường nước không đảm bảo. Như đáy ao dơ, sinh ra khí độc, tảo phát triển, hại khuẩn tăng cao,… Khi thả tôm với mật độ lớn sẽ làm cho tôm chậm phát triển.

Ngoài ra, lượng thức ăn không được tiêu thụ hết khi nuôi tôm sú, kết hợp với chất thải của tôm, xác tảo, xác vi sinh,… là một trong các nguyên nhân chính làm nước bị ô nhiễm.

nuôi tôm sú 2

Bốn là, chất lượng con giống giảm

Khi sử dụng con giống kém chất lượng, đề kháng sẽ kém và khả năng chống chịu không tốt. Điều này là nguyên nhân làm tôm sú chậm lớn, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Với những mô hình nuôi truyền thống, bà con thường chọn giống theo cảm tính hoặc tin lời trại giống mà ít khi quan tâm đến khâu kiểm dịch giống trước khi nuôi.

Năm là, chuyển đổi mô hình

Nhiều bà con vẫn biết, nuôi tôm sú ao đất gặp nhiều rủi ro hơn. Như việc khó xi phông đáy, không có ao lắng khi bơm nước, nuôi lâu năm khiến đất bị bạc màu khó gây màu nước,…

Nuôi tôm sú ao đất dễ nhiễm bệnh, còi cọc, chậm lớn,… Khi bị bệnh cũng rất khó xử lý vì nguyên nhân chính vẫn đến từ nguồn nước.

Khi chuyển đổi mô hình thì chi phí đầu tư cao. Sử dụng nguồn vốn lớn, nhưng hệ thống hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tôm không cho năng suất cao, bà con vẫn chưa quen hoạt động với mô hình mới. Giá tôm sú giảm, từ đó khả năng lỗ vốn là rất cao.

Sáu là, dùng sản phẩm mới

Một số hóa chất diệt vi khuẩn, chế phẩm sinh học, khoáng,… ra đời nhưng không phải sản phẩm nào cũng chất lượng. Từ đó, bà con gặp khó khăn khi lựa chọn.

Khi chuyển qua sản phẩm mới, rủi ro lớn nhất là bỏ chi phí ra để trải nghiệm. Từ đó, còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng sản phẩm mới, chất lượng, uy tín,…

Bảy là, kỹ thuật nuôi còn kém

Với những người mới bắt đầu nuôi tôm sú, việc chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến không biết xử lý khi có sự cố.

Nhất là gặp các trường hợp như tảo tàn, khí độc tăng cao, tôm chậm lớn,… đều chưa biết cách xử lý. Với những hộ dân mới nuôi, chưa biết cách diệt khuẩn cho ao trước khi nuôi, không biết cách dùng men vi sinh,…

Hy vọng rằng bà con đã hiểu hơn những trở ngại khiến việc nuôi tôm sú ngày càng ít đi. Nhưng BCC Aqua mong rằng, trong thời gian sắp tới, ngành nuôi tôm sú, một loại tôm bản địa sẽ có những bước đột phá mới, nâng cao giá trị tôm sú trên thị trường xuất khẩu. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Tôm thẻ 30 ngày tuổi dễ mắc những bệnh gì?

Trong quá trình nuôi, bà con thường quan tâm tới vấn đề dịch bệnh. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp...

Những cách giúp giảm chi phí nuôi tôm hiệu quả

Giá tôm sụt giảm, giá thức ăn tăng cao là những vấn đề nan giải của bà con nuôi tôm....

Kỹ thuật nuôi tôm sú tự nhiên đạt hiệu quả cao

Nuôi tôm sú tự nhiên không chỉ nâng cao chất lượng tôm thương phẩm mà còn giúp bà con bán...