So với các mô hình nuôi tôm truyền thống, nuôi tôm thâm canh đang là mô hình tiên tiến mang tới nhiều lợi ích. Vậy mô hình nuôi tôm này là gì, ưu nhược điểm của nó ra sao? Và kỹ thuật nuôi như thế nào để đạt năng suất cao? Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mô hình nuôi tôm thâm canh là gì?
Mô hình nuôi tôm thâm canh là phương thức nuôi tôm tiên tiến, ứng dụng các kỹ thuật khoa học thay cho các kỹ thuật tự phát truyền thống. Mô hình này giúp tăng năng suất nuôi trồng, mang tới lợi ích kinh tế cao hơn cho bà con.
Nuôi tôm thâm canh là hình thức nuôi dựa vào nguồn thức ăn từ bên ngoài. Từ đó chủ động hoàn toàn về yếu tố thức ăn. Mật độ thả tôm dao động từ 15-30 con/m2. Bà con có thể chủ động về mọi mặt, kể cả việc kiểm soát dịch bệnh cũng đơn giản hơn.
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm thâm canh
Mô hình nuôi tôm thâm canh được nhiều địa phương áp dụng. Vì mô hình này mang tới nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Chủ động và kiểm soát hoàn toàn quá trình nuôi, không sợ thụ động.
– Tăng năng suất nuôi giúp tôm phát triển nhanh, mang tới hiệu quả kinh tế cao.
– Hạn chế dịch bệnh cho tôm, phòng tránh dịch bệnh tốt hơn.
– Không lo bị ảnh hưởng, tác động bởi các yếu tố thời tiết, môi trường.
– Kiểm soát dễ dàng lượng thức ăn. Đảm bảo nguồn thức ăn giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
– Tối giản được diện tích nuôi. Có thể nuôi được mật độ cao trong cùng một diện tích. Từ đó tăng năng suất và lợi nhuận.
– Giảm sức lao động và rút ngắn thời gian nuôi trồng.
– Đảm bảo môi trường được đảm bảo. Không gây ô nhiễm, độc hại, thân thiện với môi trường.
Kỹ thuật nuôi tôm thâm canh đạt hiệu quả cao
Chuẩn bị ao nuôi
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm. Với ao bùn đất, cần cải tạo ao cho kỹ, vét bùn đáy, tu sửa bờ, san đáy dốc để thoát nước dễ dàng. Bờ ao cần chắc chắn, ngăn xói mòn bằng cách lót bạt. Sau đó rải vôi bột để khử trùng đáy ao. Phơi đáy tầm 1 tuần rồi bơm nước vào ao. Bà con có thể ủ màu nước bằng vôi nông nghiệp hoặc bón cám ủ đều được.
Với ao lót bạt thì bà con có thể rút ngắn thời gian cải tạo hơn so với ao bùn. Chỉ cần cải tạo ao, làm phẳng đáy rồi trải bạt chống thấm (HDPE) đều đáy và quanh bờ ao. Cố định các góc cạnh bờ cho chắc chắn. Sau đó bơm nước vào ao là có thể thả tôm giống vào.
Chọn tôm giống
Nên chọn tôm giống ở các trại uy tín, đảm bảo tôm chất lượng tốt, khỏe mạnh và kích cỡ đều nhau. Tùy theo từng giống tôm mà có kích thước tương ứng. Không lựa chọn tôm nhợt màu, yếu ớt, bệnh tật vì sẽ dễ nhiễm bệnh.
Cách thả tôm giống
Khi nuôi thâm canh thì bà con có thể thả mật độ tôm lớn hơn. Ví dụ với tôm sú thả 15-30 con/m2. Với ao có lót bạt thì có thể thả mật độ 60-80 con/m2.
Thả tôm giống lúc chiều mát hoặc sáng sớm, tránh thả khi nắng to. Trước khi thả cần ngâm bao đựng tôm tầm 10-15 phút rồi mở bao để tôm từ từ bơi ra.
Thức ăn cho tôm
Sử dụng thức ăn công nghiệp sẵn có để nuôi tôm thâm canh. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho bà con. Cho tôm ăn lượng thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì. Sau một thời gian có thể điều chỉnh cho phù hợp, tránh gây lãng phí và ô nhiễm nước.
Nuôi tôm thâm canh
Trong suốt quá trình nuôi, bà con cần thường xuyên theo dõi, thay nước định kỳ. Khi tôm có dấu hiệu bất thường thì cần xử lý ngay.
Thu hoạch tôm
Tiến hành thu hoạch khi tôm đã đạt kích cỡ và trọng lượng tiêu chuẩn.
Trên đây là kỹ thuật nuôi tôm tham canh đạt năng suất cao, bà con có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.