Chi tiết cách nuôi tôm trong bể xi măng đạt hiệu quả cao

Nuôi tôm trong bể xi măng đang trở thành mô hình được nhiều bà con áp dụng. Bởi nó quản lý dễ dàng, chăm sóc và thu hoạch thuận tiện. Mô hình nuôi tôm mới này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của nuôi ao đất, đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong bài viết này, BCC Aqua sẽ hướng dẫn chi tiết bà con kỹ thuật nuôi tôm này nhé.

nuôi tôm trong bể xi măng

Ưu điểm của nuôi tôm trong bể xi măng

– Chăm sóc và quản lý dễ dàng. Kiểm soát được các yếu tố trong bể và nguồn nước.

– Kiểm soát dễ dàng lượng thức ăn cho tôm, tránh xảy ra tình trạng dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Đảm bảo tôm có môi trường nước tốt nhất để phát triển.

– Giảm nguy cơ ngộ độc và mắc bệnh dịch ở tôm. Thông qua chế phẩm sinh học có thể kiểm soát tốt dịch bệnh trong suốt vụ nuôi.

– Hiệu quả mô hình nuôi lên tới 95%. Tôm phát triển tốt, lớn nhanh. Nhờ vậy thời gian nuôi được rút ngắn và lợi nhuận tăng lên.

– Dễ dàng thu hoạch, không sợ bị thất thoát như nuôi ao đất.

Kỹ thuật nuôi tôm trong bể xi măng

Để nuôi tôm trong bể xi măng, bà con cần lưu ý 6 yếu tố sau.

Chuẩn bị bể nuôi

nuôi tôm trong bể xi măng

Kích thước bể ương tôm sẽ tương ứng với độ cao của bể. Độ cao nhỏ nhất cần đạt là 1.2m. Phía bên trong cần có các bể nhỏ để ương tôm giống và xử lý nước.

Cần làm sạch, vệ sinh bể tốt bằng dung dịch Formol 500ppm để loại bỏ hết vi khuẩn và mùi xi măng. Sau đó phủ bạt che tầm 3 ngày rồi rửa sạch lại với nước. Điều này sẽ giúp tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.

Cần lọc nước trước khi cho vào bể. Bổ sung thêm lượng canxi oxit 2-4kg/100m3 rồi xử lý bằng kali pemanganat 1ppm. Sục khí mạnh chlorine 25-30ppm. Đảm bảo nước nuôi có độ pH là 8. Bể xi măng cũng cần lắp máy sục khí cùng hệ thống cấp dẫn thoát nước ra bên ngoài.

Thả tôm giống

Cần kiểm tra phản xạ và khả năng bơi lội của tôm trước khi thả vào bể. Mật độ ương tôm giống vào khoảng 1.200 con/m2. Sau khi tôm lớn dần sẽ san ra các bể. Mật độ hợp lý nhất là 200-400 con/m2.

Thức ăn dùng khi nuôi tôm trong bể xi măng

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên, hàm lượng đạm 25-30% để cho tôm ăn. Hoặc bà con có thể chế biến thức ăn cho tôm từ cám, tầm hoặc bột cá hấp chín ép thành viên. Thời điểm tôm ăn mạnh nhất là vào buổi tối. Nên cho ăn vào thời điểm này.

thức ăn khi nuôi tôm trong bể xi măng

Phòng bệnh cho tôm

Thường xuyên kiểm tra bể tôm. Định kỳ thay nước trong bể để tôm phát triển tốt. Sau 2 ngày đầu có thể bổ sung thêm Artemia cho tôm. Nên bổ sung thêm vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất,…trong quá trình nuôi để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Từ đó tôm có khả năng chống lại dịch bệnh.

Thu hoạch tôm 

Thời gian thu hoạch sẽ phụ thuộc vào loại tôm. Ví dụ tôm càng xanh cần 5-6 tháng còn tôm thẻ chân trắng chỉ cần 3-4 tháng là đã có thể thu hoạch.

Lưu ý khi nuôi tôm trong bể xi măng

Mô hình nuôi tôm này vẫn có một số hạn chế như: chi phí đầu tư cao, mất thời gian xây dựng bể nuôi cố định, khó dịch chuyển, tôm trong bể cũng dễ bị tác động bởi nhiệt độ xi măng,… Bà con có thể chuyển sang mô hình nuôi tôm trong bể lót bạt để tối ưu các hạn chế trên.

Hy vọng bà con đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về mô hình nuôi tôm trong bể xi măng. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...