Nuôi trồng thủy sản nước lợ: thuận lợi và khó khăn

Trong nuôi trồng thủy sản nước lợ, nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới thất bại và ảnh hưởng tới môi trường nước ngọt. Tại Việt Nam, mô hình này đang phát triển ở khu vực nào? Và nó gặp thuận lợi, khó khăn gì? Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước lợ

nuôi trồng thủy sản nước lợ

Nước lợ là vùng nước có độ mặn cao hơn nước ngọt và thấp hơn nước biển. Tức là trong đó, hàm lượng nước biển cao hơn phần nước ngọt. Những hoạt động của con người có thể sinh ra nước lợ là: xây dựng nhà vẹn biển, nước nhiễm chất thải gradient độ mặn hay các khu vực ngập lụt,…

Do độ mặn cao nên nuôi thủy sản ở nước lợ gặp nhiều khó khăn. Không phải loài thủy sản nào cũng có thể phát triển tốt trong môi trường này. Nếu không quản lý và kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng tới môi trường nước ngọt xung quanh.

Dẫu thế, vẫn có những loại thủy sản phát triển tốt, thậm chí mạnh trong môi trường nước lợ. Vì chúng sống được trong môi trường pha lẫn nước ngọt và nước mặn. Chúng có sức đề kháng tốt, có được nguồn thức ăn dồi dào và mang tới hiệu quả kinh tế cao.

Một số đối tượng nuôi được trong môi trường này là: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm he hay tôm bạc thẻ,… Ngoài ra còn có nghêu, cua biển, hàu, cá kèo, sò huyết,… Một vài vùng còn nuôi được cả lươn, ba ba, ốc, ếch… Bà con có thể chuyên canh một đối tượng hoặc xen canh, luân canh nhiều loài.

Khu vực phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ

Việt Nam có khá nhiều vùng nước lợ, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Như các đầm phá, bãi triều hay các dải rừng ngập mặn. Việt Nam còn có đường bờ biển dài, nhiều đầm phá, rừng ngập mặn nên thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Các vùng phát triển mô hình này có thể kể đến như Đồng bằng sông Cửu Long (các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre,…) Các khu vực này đều giáp biển nên có nhiều nước lợ. Các mô hình nuôi tôm phổ biến ở đây là quảng canh cải tiến, thâm canh hoặc bán thâm canh.

Phía Bắc nước ta có Quảng Ninh là địa phương thuận tiện khai thác và nuôi trồng thủy sản dạng nước lợ ven bờ. Hàng năm tỉnh khai thác hàng chục nghìn tần thủy sản nước lợ, tạo nguồn thu nhập lớn cho bà con.

Đồng Nai cũng là một nơi phát triển thủy sản nước lợ. Nhiều đặc sản nước lợ ở đây đã được đưa ra thị trường như bạch tuộc, tôm sú, cua xanh, cá nâu, cá hường,…

Hiện nay, thủy sản nước lợ đang được nhân rộng hơn. Ngoài các vùng thuận lợi thì ở các khu vực nước ngọt cũng có thể nuôi thủy sản nước lợ đan xen. Mà không lo đến vấn đề ô nhiễm môi trường hay dịch bệnh.

Giải pháp giúp nuôi thủy sản nước lợ đạt hiệu quả cao

nuôi trồng thủy sản nước lợ 2

Ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại là một giải pháp hữu hiệu giúp nuôi thủy sản nước lợ thành công. Trong đó sử dụng ao nuôi lót bạt HDPE là giải pháp mang đến nhiều lợi ích như:

– Tăng tốc độ phát triển của thủy sản, tăng sản lượng thu hoạch.

– Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng tới các vùng nước ngọt.

– Ngăn chặn dịch bệnh phát tán ra bên ngoài theo nước thải.

– Có thể nuôi được nhiều loại thủy sản như: tôm, cá, cua, lươn, ốc,…

– Chất lượng thủy sản được đảm bảo, mang tới giá trị xuất khẩu cao.

– Hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm công sức, tiền bạc.

Sử dụng ao lót bạt trong nuôi thủy sản nước lợ được coi là mô hình lý tưởng, giúp bà con nuôi trồng thuận lợi hơn.

Hy vọng bài viết của BCC Aqua đã giúp bà con hiểu hơn về nuôi trồng thủy sản nước lợ. Nếu bà con cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...