Việc lắp quạt nước rất quan trọng khi nuôi tôm, đặc biệt là với tôm thẻ chân trắng. Vì nó ảnh ưởng trực tiếp đến chất lượng nước và sức khỏe của đàn tôm. Nếu bà con đang muốn lắp quạt nuôi tôm mà chưa biết sử dụng như thế cho hiệu quả. Vậy thì cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Lý do cần lắp quạt nuôi tôm
Quạt nước là một yếu tố giúp đảm bảo chất lượng môi trường ao nuôi luôn ổn định. Cụ thể là:
– Cung cấp oxy cho tôm: Với những ao nuôi mật độ lớn thì cần cung cấp đủ lượng oxy cho tôm. Quạt nước sẽ làm xáo trộn dòng nước trao ao, tăng diết diện cho oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước. Ngoài ra, ao nuôi mật độ càng cao thì chất thải càng lớn. Nhu cầu oxy cho việc phân hủy chất thải cũng tăng lên. Quạt nước giúp dòng chảy lưu thông ổn định, phân tán oxy đồng đều khắp ao từ mặt xuống đáy.
– Cân bằng các yếu tố trong ao: Khi quạt nuôi tôm hoạt động, dòng nước luôn luân chuyển và xáo trộn, làm giảm hiện tượng phân tầng nhiệt độ. Ngoài ra, các yếu tố khác như độ pH, độ mặn, vi sinh vật, tảo, động thực vật phù du,… cũng sẽ được quạt nước phân tán đều khắp ao. Việc này đặc biệt cần thiết trong những ngày mưa giống hay nắng gắt đột ngột.
– Tăng chuyển động cho tôm: Dòng nước chuyển động giúp tôm hoạt động nhiều hơn. Từ đó tiêu hóa tốt hơn, ăn nhiều hơn và khỏe hơn.
– Gom chất thải để xi phông: Quạt nước sẽ giúp gom chất thải về giữa ao, thuận tiện cho việc xi phông đáy và làm sạch ao.
– Quạt nước còn giúp phân bổ đều thức ăn, chế phẩm sinh học đến các vị trí trong ao.
Vì thế, quạt nước là một thiết bị không thể thiếu trong các ao nuôi tôm. Nếu thiếu quạt nước, tôm có thể bị thiếu oxy, rối loạn tiêu hóa, khó lột vỏ, dễ bị đục cơ và chết.
Các loại quạt nuôi tôm phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 3 loại quạt nước phổ biến: quạt có cánh tay dài, quạt 2 cánh và quạt 4 cánh
Một chiếc quạt nước có cấu tạo bao gồm: một trục nối, một trục mô tơ tiện hoặc động cơ, 10-15 cánh lắp trên trục. Cánh quạt thường có dạng lông nhím hoặc cánh nhựa.
Dạng quạt cánh nhựa thường rẻ hơn, sử dụng rộng rãi trong các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán tham canh. Theo nhiều bà con, quạt mô tơ điện 3 pha có thể cung cấp nhiều oxy hơn. Nhờ khả năng tung nước lên mặt nhiều hơn. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có quạt nuôi tôm chạy bằng năng lượng mặt trời, bà con có thể tham khảo.
Quạt lông nhím phù hợp với ao nuôi đáy cát hoặc đáy lót bạt. Vì quạt lông nhím tạo dòng chảy rất mạnh, nếu ao có nhiều bùn hay mùn bã hữu cơ có thể làm nước ao nhanh đục. Vì thể nên lắp xen kẽ quạt nhựa và quạt lông nhím. Để đảm bảo dòng chảy trong ao cũng như lượng oxy đầy đủ cho tôm.
Nếu ao có mực nước sâu hơn 1.4m, quạt nhựa chỉ có thể đưa oxy tới 1.2m thì cần bổ sung thêm quạt lông nhím.
Cách bố trí quạt nuôi tôm
Số lượng quạt
Một cánh quạt trung bình có thể cung cấp oxy cho 2800 con tôm từ khi thả tới lúc thu hoạch. Bà con có thể quyết định số lượng quạt tùy theo tình hình thực tế của trang trại. Cần dựa vào các yếu tố như: diện tích ao nuôi, giống tôm, mật độ nuôi, điều kiện kinh tế,…
Với tôm nuôi mật độ cao, bà con có thể tham khảo số lượng cánh quạt cần lắp cho các loại tôm theo 2 bảng sau:
– Ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Diện tích ao (m2) | Mật độ (con/m2) | Số lượng cánh quạt |
2000-3000 | 30-60 | 4 dàn (10 cánh/dàn) |
60-100 | 6 dàn (10 cánh/dàn) | |
4000-5000 | 30-60 | 6 dàn (10 cánh/dàn) |
60-100 | 8 dàn (10 cánh/dàn) |
– Ao nuôi tôm sú
Diện tích ao (m2) | Mật độ (con/m2) | Số lượng cánh quạt |
2000-3000 | 15-20 | 3 dàn (10 cánh/dàn) |
20-30 | 4 dàn (10 cánh/dàn) | |
4000-5000 | 15-20 | 6 dàn (10 cánh/dàn) |
20-30 | 8 dàn (10 cánh/dàn) |
Vị trí lắp quạt
Khi lắp quạt nước nuôi tôm, bà con cần chú ý:
– Đặt quạt cách bờ khoảng 3-5m hoặc cách chân bờ khoảng 1.5m.
– 2 quạt cần cách nhau khoảng 60-80cm.
– Nên lắp so le các quạt với nhau.
Tùy theo hình dạng của ao mà bố trí vị trí lắp quạt sao cho tạo dòng chảy tốt nhất. Sau khi lắp, bà con nên chạy thử để kiểm tra. Cho quạt chạy rồi đổ khoảng 5-10kg Saponin xuống ao. Nếu thấy bọt tập trung ở giữa ao có nghĩa là quạt đã được lắp đúng.
Cách sử dụng quạt nuôi tôm hiệu quả
Dưới đây là một số cách sử dụng quạt nuôi tôm hiệu quả, bà con có thể tham khảo và áp dụng:
– Khi tôm còn nhỏ hoặc mật độ nuôi thưa, nên bật quạt ở tốc độ nhỏ và thời gian ngắn. Khi tôm lớn hơn, sử dụng lượng thức ăn lớn hơn 50kg/ngày/ha thì bật quạt nước thường xuyên.
– Với ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ lớn hơn 40 con/m2, tôm sú trên 30 con/m2, sử dụng thức ăn dạng viên. Thì bắt buộc cần bật quạt đến khi mặt trời lặn và khoảng thời gian 3-6h sáng.
– Với tôm thẻ chân trắng, bà con nên bật quạt nước 24/24 từ tháng thứ 2 trở đi.
– Những ngày mưa nhỏ, âm u hay quá nóng thì cần chạy quạt. Nếu trời mưa lớn thì xả bớt nước bề mặt rồi mới chạy quạt. Điều này sẽ giúp tránh được sự phân tầng nhiệt độ, oxy và độ mặn.
– Sau khi cho tôm ăn, cần chạy quạt để giữ thức ăn ở dạng lơ lửng. Đồng thời thu gom chất thải, thức ăn thừa về giữa ao, thúc đẩy quá trình biến đổi amoniac thành nitrat.
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng quạt nuôi tôm đạt hiệu quả. Bà con có thể tham khảo và áp dụng tại trang trại của mình. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.