Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất năng suất cao

Trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất, không chỉ cần quan tâm về cách thức. Mà còn cần chú trọng vào kiến thức, kỹ thuật và sự khéo léo trong quản lý của bà con. Cùng BCC Aqua tìm hiểu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất cho năng suất cao nhé.

quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất 1

Chuẩn bị ao nuôi đất

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất trong cải tạo ao

Bước 1: Dọn sạch nước và ao lắng. Sau đó loại bỏ hết các tạp chất từ vụ nuôi trước. Tháo cạn nước, vét sạch đáy để đảm bảo ao nuôi sạch sẽ. Tiến hành gia cố ao để đảm bảo độ bền, có thể sử dụng lót bạc để tránh rò rỉ nước và xói lở.

Rào lưới xung quanh ao để ngăn các loài ký sinh trùng bên ngoài xâm nhập vào. Việc lót bạt đáy ao có thể được xem xét để kiểm soát độ đục, cải thiện oxy hòa tan và tạo điều kiện cho tôm phát triển.

Bước 2: Bón CaO tùy chỉnh theo điều kiện độ pH của đất ao.

Bước 3: Tiền hành phơi đáy ao 5-7 ngày cho đến khi nứt chân chim, sau đó bơm nước vào ao. Nếu không thể phơi ao thì hút cạn nước rồi dùng cào, cào hết chất thải về góc cuối ao, bơm chất thải vào ao chứa thải. Sau đó bón vôi với liều lượng như ở bước 2. Sau khi bón vôi, cấp nước vào ngay trong ngày tiếp theo để tránh xì phèn.

Với ao mới thì cần ngâm rửa đáy ao từ 2-3 lần để loại bỏ tạp chất, sau đó mới tiến hành theo các bước.

Xử lý nước ao nuôi

Bước 1: Sử dụng túi lọc để đưa nước vào ao lắng sao cho đầy ao. Cho ao lắng tự lọc nước trong khoảng 3-5 ngày.

Bước 2: Cấp nước từ ao lắng sang ao nuôi thông qua túi lọc đến khi đạt độ sâu 1.3-1.4m. Cần chạy quạt liên tục trong 3 ngày để kích thích trứng cá và giáp xác nở.

Bước 3: Nếu ao đất có cá tạp thì cần diệt sạch chúng trước khi thực hiện diệt khuẩn để đảm bảo môi trường ao nuôi trong sạch.

Bước 4: Bón vôi canxi và dolomite để ổn định kiềm và độ pH. Với khu vực sử dụng nước từ giếng nuôi tôm, việc bón này sẽ giúp loại bỏ các kim loại nặng, phèn. Ngoài ra còn giúp khử mùi độc hại trong môi trường nuôi.

Cách gây màu nước

Để áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất hiệu quả, cần sử dụng hỗn hợp mật đường, cám gạo, bột đậu nành (tỉ lệ 3:1:3) lên men trong 12 giờ để gây màu nước. Sử dụng liều lượng 3kg cho 1000m3 nước, tạt đều trong 3 ngày. Bắt đầu từ 9-10h sáng, kết hợp sử dụng vôi Dolomite liều lượng 10-15kg/m3.

Khi màu nước chuyển vàng hoặc nâu nhạt hoặc màu xanh vỏ đậu thì cần sử dụng 3kg mật đường cho 100m3 nước, kết hợp cây men vi sinh trước khi thả giống.

Nếu ao nuôi có vấn đề về màu nước, cần bổ sung khoáng chất và sử dụng tảo Silic. Kết hợp sử dụng dây xích kéo đáy 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng.

Trước khi thả tôm giống, cần đảm bảo các yếu tố trong môi trường ao như sau:

  • Độ kiềm: 120-180 mg/lít
  • Độ pH: 7.5-8.4, có thể dao động không quá 0.5 trong ngày.
  • Độ mặng: 5-25‰, tốt nhất là > 5‰.
  • Độ sâu: 30-40cm.
  • Nồng độ NH3<0.1 mg/l và H2S < 0.03 mg/l.
  • Hàm lượng oxy hòa tan > 5mg/l
  • Chạy quạt thường xuyên vào ban ngày để kích thích sự phát triển của tảo.

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất trong lựa chọn và thả tôm giống

Cách chọn tôm giống

Chọn mua tôm giống có nguồn gốc uy tín rõ ràng. Tôm giống có chiều dài từ 1cm trở lên, đồng đều về kích thước, ruột đầy thức ăn. Tôm không có dị hình nào, hình dáng cân đối, đồng đều. Tôm hoạt động linh hoạt, thân không cong, râu thẳng, kéo dài đến đuôi, màu sắc tự nhiên.

Nên kiểm tra tôm bằng phương phép PRC hoặc kiểm tra mô học để đảm bảo tôm không nhiễm các bệnh như đầu vàng, đốm trắng, taura, vi khuẩn Vibrio,…

Cách thả giống

– Thả tôm ở mật độ 600-1000 con/m2.

– Mật độ thả nuôi là 30-80 con/m2.

– Trước khi thả, cần chạy hệ thống quạt khoảng 6 tiếng để đảm bảo lượng oxy hòa tan trên 5 mg/l.

– Tiến hành thả tôm sau 30 phút thuần.

– Độ chênh lệch về độ mặn giữa bể nuôi và ao nuôi không quá 5‰

quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất 2

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất khi cho ăn

Tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ, bà con có thể quản lý cho ăn bằng các phương pháp thủ công hoặc thiết bị cho ăn tự động.

Tháng đầu tiên, việc cung cấp thức ăn đóng vài trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, tốc độ phát triển và sự đồng đều của đàn tôm.

Từ 15 ngày tuổi trở đi, bà con nên đặt sàng ăn, điều chỉnh thức ăn thông qua quan sát thời gian ăn hết thức ăn trong sàng.

Từ 20-30 ngày tuổi, chuyển bị chuyển sang ao nuôi, bà con cần thực hiện cẩn thận khi kiểm tra mức độ cong thân, tăng cường chạy quạt và dinh dưỡng để đảm bảo môi trường lý tưởng cho việc chuyển tôm.

Từ tháng thứ 2 trở đi, cần kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn tùy thuộc vào môi trường và sức khỏe của tôm.

Cách quản lý môi trường ao nuôi

Nên kiểm tra độ pH, độ trong, độ kiềm, nồng độ NH3 định kỳ vào buổi sáng và chiều trong ngày. Đặc biệt cần cung cấp đầy đủ khoáng cho tôm thẻ chân trắng.

Sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomit để duy trì độ kiềm từ 120mg/l trở lên. Bổ sung định kỳ 3-5 ngày/lần khoáng vào ao nuôi lúc buổi đêm. Điều này giúp tôm nhanh cứng vỏ, lột xác đồng loạt.

Cấy vi sinh định kỳ 7-10 ngày/lần để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Có thể sử dụng phương pháp diệt khuẩn và kết hợp cấy men vi sinh sau 48 tiếng để duy trì ao nuôi sạch, tối ưu cho tôm phát triển.

Trên đây là quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất, bà con có thể tham khảo và áp dụng. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...