Cách thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn

Nếu bà con đang muốn nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn mà chưa biết phải thiết kế ao nuôi như thế nào. Vậy thì cùng BCC Aqua tìm hiểu cách thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn nhé.
Khi nuôi tôm thẻ chân trắng gồm các ao sau: ao lắng thô, ao lắng tinh, ao ương và ao nuôi. Chi tiết cách thiết kế từng loại ao như sau:

Thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng: ao lắng thô

Sử dụng ống lọc có gắn túi lọc 2 lớp để lấy nước từ mương vào ao. Cách này giúp trữ nước và làm sạch tự nhiên, hạn chế tối đa mầm bệnh từ nguồn nước cấp.

Ao lắng thô sẽ được thiết kế đặt cạnh mương cấp nước. Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng mà độ sâu ao khoảng 2-3m. Diện tích ao lắng thô chiếm khoảng 20% tổng diện tích khu nuôi.

thiết kế ao nuôi tôm 1

Thiết kế ao lắng tinh 

Sử dụng ống lọc có gắn túi lọc 2 lớp để lấy nước từ ao lắng thô qua. Cách này cũng giúp trữ nước và tự làm sạch tự nhiên, hạn chế tối đa mầm bệnh từ nguồn nước cấp.

Ao lắng tinh thường được sắp xếp đặt cạnh ao lắng thô, nếu có điều kiện thì lót bạt. Ao có độ sâu và diện tích thưa, lắng thô.

Thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng: ao ương

Sử dụng ống lọc có gắn túi lọc 2 lớp để lấy nước từ ao lắng tinh qua. Ao ương dùng để ương tôm trong giai đoạn post 10-12 đến khi kích cỡ tôm đạt 1000-2000 con/kg. Bố trí đặt ao ương cạnh ao lắng tinh.

Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng mà độ sâu ao đạt 1.5-1.8m. Đáy ao thiết kế bằng mặt bờ của ao nuôi. Có hệ thống sang tôm, hệ thống oxy đáy, hệ thống lưới che, quạt nước. Ao được lót bạt đáy và bờ. Diện tích ao ương chiếm khoảng 5% tổng diện tích ao nuôi hoặc 10% của 1 ao nuôi.

thiết kế ao nuôi tôm 2

Thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Sử dụng ống lọc có gắn túi lọc 2 lớp để lấy nước từ ao lắng tinh sang. Ao này dùng để nuôi tôm thương phẩm. Vị trí ao nuôi không được quá xa ao lắng tinh và bên cạnh ao ương. Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, độ sâu ao sẽ là 1.5-2m.

Ao được lót bạt đáy và bờ. Có hệ thống xi phông, quạt nước, máy cho ăn tự động nếu có. Diện tích ao nuôi chiếm khoảng 30% tổng diện tích khu nuôi. Mỗi ao nuôi có diện tích cụ thể từ 1000-6000m2.

Trên đây là cách thiết kế ao nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn, bà con có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Tôm nuôi nước ngọt và tôm nuôi nước mặn khác nhau điểm nào?

Nuôi tôm hiện là một nghề phổ biến tại Việt Nam. Nhưng mỗi khu vực sẽ có chất lượng ao...

Thức ăn tôm thẻ gồm những loại nào? Cách cho tôm thẻ ăn hợp lý

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm phần lớn nên bà con rất quan tâm đến việc cho ăn...

Kỹ thuật nuôi tôm đồng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao

Nếu bà con nắm vững kỹ thuật nuôi và áp dụng đúng cho từng loại giống tôm nuôi thì vụ...