Thu hoạch tôm sú khi nào và bằng cách gì?

Thu hoạch là bước cuối cùng trong quá tình nuôi tôm. Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nó vô cùng quan trọng. Trước khi tiến hành thu hoạch tôm sú, bà con cần nắm rõ thời điểm thu hoạch tốt nhất, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản tôm. Cùng BCC Aqua tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Khi nào thu hoạch tôm sú là tốt nhất?

thu hoạch tôm sú 1

Để biết được thời điểm thu hoạch tốt nhất, bà con nên dựa vào trọng lượng trung bình của tôm và thị trường tôm lúc đó. Kích cỡ tôm khác nhau sẽ có các mức giá khác nhau.

Bà con cần kiểm tra các yếu tố của tôm như: kích cơ, màu sắc và vài yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Khi tôm đạt các tiêu chí sau, bà con có thể tiến hành thu hoạch. Một là số lượng tôm đang lột xác ít hơn 5%. Dưới 10% tôm bị mềm vỏ. Tôm bị dị dạng, dị tật, có mùi khác lạ ít hơn 5%.

Nhưng bà con cần lưu ý, độ cứng của vỏ tôm không phải là yếu tố quyết định lúc thu hoạch. Khó khăn lớn nhất trong việc chọn thời điểm thu hoạch là xác định đúng giai đoạn lột xác của tôm. Điều này giúp đảm bảo % tôm lột xác trong khi thu hoạch không nhiều. Nếu thu hoạch đúng lúc tôm lột xác sẽ làm giảm chất lượng và giá trị tôm thương phẩm.

Trước khi thu hoạch tôm sú cần chuẩn bị gì?

– Trước khi thu hoạch, bà con cần rút bớt nước ao. Cần rút dần dần, cẩn thận để tránh làm tôm bị stress.

– 4-8 tiếng là thời gian thu hoạch lý tưởng. Thời gian có thể linh động tùy theo diện tích ao, giúp tôm luôn ở trong điều kiện tốt nhất.

– Nên thu hoạch vào ban đêm vì nhiệt độ thích hợp hơn. Nhưng cũng có 1 vài bất lực như khó kiểm soát số lượng hơn ban ngày.

– Có thể thu hoạch tôm sú bằng cả phương pháp thủ công và máy móc. Chỉ cần làm đúng các biện pháp phòng ngừa và theo quy hoạch là được.

– Khu vực thu hoạch cần cần được che chắn để tôm và người thu hoạch không bị mặt trời chiếu trực tiếp nếu thu hoạch vào ban ngày. Lợi ích khi chọn thu hoạch vào ban ngày là kiểm soát được chất lượng tôm và toàn bộ quá trình.

Thu hoạch tôm sú như thế nào?

Thu tỉa

thu hoạch tôm sú bằng nhá

Là quá trình chọn lựa những con tôm có kích thước lớn hơn, đủ điều kiện để thu hoạch trong đàn tôm. Cách thu hoạch này phù hợp với ao nuôi phát triển không đồng đều hoặc để giảm mật độ ao. Các cá thể chưa thu hoạch có điều kiện để lớn nhanh hơn. Đồng thời, giúp bà con giảm bớt chi phí về thức ăn.

Cách thu hoạch tỉa: Cách này thường kết hợp với việc cho ăn hàng ngày. Tiến hành dùng vó thả mồi nhử tôm. Sau đó bắt những cá thể tôm vừa ý. Ngoài ra có thể sử dụng đó. Ánh sáng của đèn đó có khoảng cách nan, phù hợp với cỡ thu, loại bỏ các tôm nhỏ. Sử dụng vó hay đó đều giúp tôm khỏe, không mất các phần phụ.

Thu toàn bộ

thu hoạch tôm sú 3

Khi tôm đạt kích cỡ tương đối đều thì tiến hành thu hoạch toàn bộ. Kiểm tra lượng tôm lột vỏ nhỏ hơn 5% là có thể thu hoạch. Cỡ tôm thường khi thu hoạch là 25-30g/con. Nên thu hoạch vào ngày 7-8 sau khi thấy tôm lột nhiều. Vì chu kỳ lột vỏ kế tiếp sẽ diễn ra sau đó 14-16 ngày.

Cách thu hoạch toàn bộ: Sử dụng đáy (đọn) ni lông chắn qua của cống. Nước rút, tôm sẽ theo nước ra cống. Điều chỉnh độ chênh mực nước trong vào ngoài ao đảm bảo không quá mạnh, giúp tôm không bị ảnh hưởng đến chất lượng. Ngoài ra, có thể sử dụng máy bơm (sử dụng khi kỳ nước kém không tháo được) để tát cạn rồi mò bắt tôm.

Bảo quản tôm sú ra sao?

Sử dụng đá

bảo quản tôm sú

Tôm sau khi thu hoạch sẽ rửa sạch rồi cho vào nước đá để tôm chết ngay. Độ tươi và chất lượng tôm sẽ được đảm bảo. Sau đó tiến hành ướp lạnh theo tỷ lệ 1:1 (1 kg tôm/1kg đá) chồng lên nhau. Thời gian bảo quản không quá 10 tiếng sẽ được chuyển đến nhà máy hoặc nơi tiêu thụ.

Bảo quản sống

tôm sú sống

Phương pháp bảo quản này khá phức tạp nhưng bảo đảm được chất lượng tôm. Tôm sau thu hoạch còn sống khỏe, thường là sau khi đánh tỉa. Sẽ được đứa vào nhốt ở giai, chuồng đặt dưới nước sạch với mật độ 200 con/m3. Phương pháp bảo quản này giúp hạn chế tôm chết. Sau đó dùng phương pháp chuyên dùng để đưa đến nơi tiêu thụ.

Hy vọng bà con đã nắm được thời điểm thu hoạch tôm sú cũng như phương pháp thu hoạch phù hợp. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Tôm thẻ 30 ngày tuổi dễ mắc những bệnh gì?

Trong quá trình nuôi, bà con thường quan tâm tới vấn đề dịch bệnh. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp...

Những cách giúp giảm chi phí nuôi tôm hiệu quả

Giá tôm sụt giảm, giá thức ăn tăng cao là những vấn đề nan giải của bà con nuôi tôm....

Kỹ thuật nuôi tôm sú tự nhiên đạt hiệu quả cao

Nuôi tôm sú tự nhiên không chỉ nâng cao chất lượng tôm thương phẩm mà còn giúp bà con bán...