Những điều cần biết khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Thu hoạch chính là thời điểm mà bà con nuôi trông ngóng sau một thời gian dài nuôi tôm. Thu hoạch có kết quả tốt sẽ giúp thu hồi vốn, kiếm lợi nhuận. Nhưng để thu hoạch tôm thẻ chân trắng thành công, thuận lợi, bà con cần ghi nhớ một số điều sau. Cùng BCC Aqua tìm hiểu từng điều nhé.

Thời gian thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng 1

Mùa vụ tôm thẻ chân trắng ở miền Nam và miền Bắc là khác nhau, do tác động của thời tiết. Thời gian nuôi ở miền Bắc thường kéo dài từ 4-6 tháng, ở miền Nam khoảng 3-4 tháng. Nhưng thời gian lý tưởng trong ngày để thu hoạch tôm thẻ chân trắng tại 2 vùng cũng có những điểm tương đồng.

4-8h sáng chính là thời gian lý tưởng trong ngày để thu hoạch. Lúc này nhiệt độ nước tương đối thấp hơn so với các thời điểm trong ngày khác. Điều này giúp hạn chế sốc nhiệt cho tôm.

Nếu bà con thu hoạch vào ban ngày lúc có nhiều nắng thì cần có các biện pháp che chắn ánh nắng mặt trời để tránh tôm bị sốc nhiệt.

Đánh giá, chuẩn bị trước khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng 2

Đây là một bước quan trọng trước khi thu hoạch tôm. Nếu bắt buộc phải thu hoạch khi tôm bệnh nặng thì bà con thường thu tôm khi trọng lượng trung bình đạt 40-80 kg/con. (Trọng lượng tôm càng lớn hoặc số con tôm trên 1kg càng nhỏ thì giá sẽ càng cao).
Ngoài ra, bà con cần cân nhắc về thị trường, xem xét giá tôm hiện tại có tốt không để thu hoạch. Tránh nuôi tôm về size lớn mà bỏ qua thời điểm giá tốt, thức ăn tăng giá mà giảm lợi nhuận.

Trước khi thu hoạch, bà con cần lấy mẫu tôm để kiểm tra độ cứng của vỏ, kích cỡ và màu sắc tôm để đánh giá chất lượng tôm thương phẩm. Các đặc điểm cần kiểm tra gồm:

  • Tổng số tôm bị mềm vỏ <5%.
  • Tổng số tôm đang lột vỏ <5%.
  • Kích cỡ tôm đạt 40-80 con/kg hoặc nhỏ hơn 40 con/kg.
  • Tỉ lệ tôm bị dị tật, dị hình <5%.

Sau khi kiểm tra chất lượng tôm, bà con giảm mực nước ao để tiến hành thu hoạch. Lượng nước giảm phù hợp sẽ tùy thuộc vào độ sâu của từng ao.

Chuẩn bị trước các dụng cụ cần thiết cho quá trình thu hoạch tôm thẻ chân trắng như: rổ, bạt, xô nhựa, lưới, thùng cách nhiệt, đá sạch, nước sạch,…Tùy theo kích thước ao và sản lượng mà bố trí nhân lực thu hoạch cho hợp lý.

Chọn phương pháp thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng 3

Có 2 phương pháp phổ biến để thu hoạch tôm thẻ chân trắng là thu bằng lưới xung điện và thu cạn.

Phương pháp thu bằng lưới có xung điện

Phương pháp này được nhiều bà con sử dụng. Thời gian thu hoạch tối ưu nhất là chiều mát hoặc sáng sớm. Trước khi thu tôm, bà con tháo bớt nước ao. Nhưng phương pháp này cần sử dụng xung điện, có thể làm khuấy động đáy ao khiến tôm bị lẫn bùn đất.

Phương pháp thu cạn

Đây là phương pháp hiệu quả, tốn ít thời gian. Tôm sau khi thu hoạch ít bị dập vỏ và sạch do đáy ao không bị khuấy động nhiều. Trước khi thu hoạch, bà con cần tháo cạn 30% lượng nước ao. Dùng lưới để kéo tôm. Sử dụng lưới có 1 cạnh dài bằng 1 cạnh của ao. Nguyên tắc thu tôm cạn là thu trên từng phần diện tích ao. Lượng tôm trong ao đã thu được phần lớn thì mới tháo cạn nước và thu hoạch nốt phần còn lại.

Hai phương pháp này thường được sử dụng cho mô hình thâm canh hoặc siêu thâm canh và khi bà con muốn thu hết tôm.

Với mô hình nuôi tôm quảng canh, bà con có thể thu hoạch tôm bằng cách đăng chắn, lú, chài,…Những phương pháp này được sử dụng khi nuôi tôm trên diện tích rộng, muốn thu tỉa trước tôm lớn và áp dụng cho khu vực nuôi có đáy không bằng phẳng.

Chọn phương pháp bảo quản sau khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng 4

Phương pháp bảo quản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm sau thu hoạch. Thường thì việc bảo quản này sẽ do thương lái thu mua quyết định. Có 2 phương pháp bảo quản được sử dụng phổ biến là:

Bảo quản tôm sống

Tôm sau khi được thu hoạch còn khỏe mạnh sẽ được đưa vào nguồn nước sạch. Với mật độ trung bình khoảng 300-500 con/m3. Cần sục khí thường xuyên khu vực chứa tôm để tôm hô hấp. Khi đạt đủ điều kiện, thời gian bảo quản có thể đạt từ 5-6 giờ.

Bảo quản tôm chết

Tôm sau khi thu hoạch từ dưới ao, để vào tấm nhựa hoặc rổ. Gây chết tôm bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm/1 phần nước/1 phần đá. Sau khi bỏ đá và nước vào thùng chứa thì bỏ tôm vào và ngâm khoảng 30 phút để tôm chết đi. Sau đó đưa vào các khu bảo quản lạnh.

Hy vọng những thông tin về cách thu hoạch tôm thẻ chân trắng mà BCC Aqua cung cấp đã giúp bà con có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Tôm nuôi nước ngọt và tôm nuôi nước mặn khác nhau điểm nào?

Nuôi tôm hiện là một nghề phổ biến tại Việt Nam. Nhưng mỗi khu vực sẽ có chất lượng ao...

Thức ăn tôm thẻ gồm những loại nào? Cách cho tôm thẻ ăn hợp lý

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm phần lớn nên bà con rất quan tâm đến việc cho ăn...

Kỹ thuật nuôi tôm đồng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao

Nếu bà con nắm vững kỹ thuật nuôi và áp dụng đúng cho từng loại giống tôm nuôi thì vụ...