Tôm càng xanh hiện đang là vật nuôi mang đến nhiều giá trị kinh tế. Nhưng bà con cần nắm vững kỹ thuật cũng như quản lý hiệu quả thì mới tối đa hóa lợi nhuận. Cần cho tôm ăn như thế nào để giảm bớt chi phí thức ăn đang ngày càng cao. Cùng BCC Aqua tìm hiểu thức ăn tôm càng xanh là gì? Và quản lý thức ăn ra sao để đạt hiệu quả nhé.
Thức ăn tôm càng xanh giúp mau lớn
Nếu so sánh với các loại thủy sản khác thì tôm càng xanh có đặc điểm dinh dưỡng hơi khác. Bà con có thể chia thành 2 giai đoạn: ấu trùng và sau ấu trùng.
Giai đoạn ấu trùng
Tôm càng xanh thường ăn các chất lơ lửng trong ao và các loại động thực vật phiêu sinh. Trong giai đoạn ấu trùng, bà con có thể cho tôm ăn các loại thức ăn chế biến có kích thước nhỏ như lòng đỏ trứng, dầu mực hay ấu trùng Artemia.
Giai đoạn sau ấu trùng
Tôm càng xanh lúc này đã lớn hơn, bắt đầu có hoạt động đi săn. Bà con có thể cho ăn các thức ăn tươi sống hay chế biến như: cá, tép, ốc xay nhuyễn,… Trong tự nhiên, tôm càng xanh thường ăn hến, ốc, động vật giáp xác và các chất hữu cơ có trong ao nuôi. Khi tôm bước vào giai đoạn trưởng thành, nên cho ăn thức ăn dạng viên.
Lưu ý khi cho tôm ăn
Tôm càng xanh thường ăn vào buổi tối. Chúng dựa vào cơ quan xúc giác để kiếm thức ăn và dùng chân ở ngực để kẹp thức ăn. Nếu thấy tôm ăn thịt lẫn nhau thì có thể là do thức ăn không đủ hoặc khi có tôm lột xác trong đàn.
Lượng thức ăn cho tôm càng xanh sẽ tính như sau nếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên:
Khối lượng tôm (g/con) | Lượng thức ăn (% khối lượng đàn tôm) |
2.5 – 3 | 6.5 |
4 – 5 | 5.5 |
6 – 9 | 4.2 – 4.5 |
10 – 13 | 3.7 – 4.0 |
14 – 20 | 3.0 – 3.5 |
21 – 27 | 2.5 – 2.7 |
28 – 34 | 1.7 – 2.0 |
35 – 40 | 1.0 – 1.4 |
Những yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn tôm càng xanh
Theo sự phát triển, tăng trưởng của tôm, bên cạnh giảm dần lượng thức ăn. Bà con cần quan tâm đến các yếu tố như môi trường, thiết tiết, sức khỏe của tôm để quản lý thức ăn hiệu quả nhất.
– Nếu mưa nắng thất thường, nhiệt độ tăng cao thì ngoài giảm lượng thức ăn còn cần theo dõi hoạt động của tôm. Nếu nhiệt độ vượt quá 32*C thì tôm càng xanh sẽ không hoạt động, ngừng ăn và nằm ẩn mình dưới bùn đáy ao.
– Nếu nguồn nước ô nhiễm, cần giảm ngay lượng thức ăn cho tôm. Ngoài ra, nếu sức khỏe tôm kém, hoạt động ăn sẽ giảm đi. Nên cho ăn ở một vị trí cố định trong ao để giúp tôm hình thành phản xạ. Đồng thời giảm ô nhiễm tới môi trường sống.
Quản lý thức ăn tôm càng xanh hiệu quả
Dù thức ăn tươi hay tự chế thì bà con cũng chỉ nên cho tôm ăn trong vòng 24h. Thời tiết nắng nóng có thể làm ôi thiu thức ăn, giảm chất lượng dẫn đến gây bệnh cho tôm.
Với thức ăn công nghiệp, cần bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh áng nắng trực tiếp. Nếu mưa nhiều, độ ẩm cao thì cần để thức ăn ở nơi cao hơn mặt sàn.
Nếu bao bì đã mở thì nên cho ăn trong vòng 1-2 tháng. Cần loại bỏ ngay nếu thức ăn có dấu hiệu nấm mốc. Tránh trường hợp tiếc thức ăn do giá cao mà cho tôm càng xanh ăn, dẫn đến gây hại cho tôm.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về thức ăn tôm càng xanh cũng như cách quản lý thức ăn hiệu quả. Bà con có thể áp dụng linh hoạt để tiết kiệm chi phí thức ăn và chi phí phòng trị bệnh cho tôm. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.