Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm phần lớn nên bà con rất quan tâm đến việc cho ăn làm sao cho hợp lý và tiết kiệm. Và thành phần của thức ăn cũng là điều mà bà con quan tâm vì nó ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận vụ nuôi. Trong bài viết này, cùng BCC Aqua tìm hiểu thành phần của thức ăn tôm thẻ và cách cho ăn hợp lý, tiết kiệm nhé.
Thức ăn tôm thẻ gồm những loại nào?
Xét về nguồn gốc và thành phần thì thức ăn tôm thẻ chia thành 3 loại chính:
– Thức ăn có nguồn gốc tự nhiên: Bao gồm động vật, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ,..
– Thức ăn tự làm: Là loại thức ăn do bà con tự chế biến từ các nguyên liệu sẵn có như cá tạp, ốc, phụ phẩm nông nghiệp,…
– Thức ăn công nghiệp: Là loại thức ăn do các cơ sở chuyên sản xuất thức ăn thủy sản làm ra.
Cách tính lượng thức ăn tôm thẻ
Để tính được lượng thức ăn tôm thẻ phù hợp, bà con cần tuân theo quá trình phát triển của tôm, môi trường ao và mật độ nuôi.
Trong tháng đầu tiên
Lượng thức ăn sẽ được tính theo thể trọng tôm, sau đó chia cho số bữa ăn trong ngày. Nếu ao nuôi có nhiều tạp chất, phù du thì lượng thức ăn nhỏ hơn khuyến cáo trên bao bì. Điều này giúp ao tránh thức ăn thừa, phát sinh khí độc.
Nếu ao có khoảng 100.000 con tôm thẻ thì trong tháng đầu tiên, tổng lượng thức ăn sẽ vào khoảng 160kg. Trong đó:
– Ngày đầu tiên cho ăn khoảng 2.5kg.
– Ngày thứ 2 đến thứ 7 cho ăn tăng thêm 100g.
– Ngày thứ 8 đến thứ 14 cho ăn tăng thêm 200g.
– Ngày thứ 15 đến thứ 30 cho ăn tăng thêm 300g.
Tháng nuôi đầu tiên sẽ khó xác định được sức ăn của tôm. Vì thế bà con nên cho ăn ít hơn khuyến cáo của nhà sản xuất. Bà nên chia thành 4-5 lần cho ăn.
Lưu ý khi cho tôm thẻ ăn tháng đầu
– Với 100.000 con tôm, ngày thứ 7 sẽ cho ăn không quá 3.1kg thức ăn. Ngày thứ 30 cho ăn không quá 9.1kg/ngày.
– Quan sát kỹ ruột tôm trước khi tiến hành điều chỉnh lượng thức ăn.
– Theo dõi và đánh giá môi trường nước thường xuyên. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nếu thừa thức ăn, đảm bảo môi trường ao không bị ô nhiễm.
– Nếu ăn thức ăn công nghiệp, tôm thẻ thường có ruột màu nâu đen. Nếu thấy ruột tôm bị đen thì thức ăn tiêu thụ bị thiếu do tôm phải ăn phân hoặc mùn bã hữu cơ.
Từ tháng 2 trở đi
Để tính được lượng thức ăn tôm thẻ phù hợp từ tháng 2 trở đi, bà con cần quan tâm đến 3 yếu tố: số lượng thả (con), tỉ lệ tôm sống và lượng tôm trung bình (con/kg).
Ở những tháng tiếp theo này, cần đánh giá trọng lượng của đàn tôm thì mới có thể tính đúng lượng thức ăn cần cho ăn. Tức là trọng lượng thức ăn sẽ tính theo % so với trọng lượng số tôm đang có trong ao.
Ví dụ: Trọng lượng của 1 con tôm trong ao là 6.5g. Tổng số lượng tôm trong ao là 250.000 con thì tổng trọng lượng tôm là 6.5g x 250.000 con = 1.625 kg. Bà con sẽ dựa vào bảng bên dưới để tính lượng thức ăn cho tôm. Có thể thấy 6.5g/con tương ứng với 4.1% lượng thức ăn toàn ao với tổng trọng lượng là 1.625kg. Từ đó có thể tính được lượng thức ăn cho 250.000 con tôm/ngày là: 1.625kg x 4.1% = 66.6kg
Trọng lượng 1 con tôm | Lượng thức ăn toàn ao | Trọng lượng 1 con tôm | Lượng thức ăn toàn ao |
2 | 9.5 | 12 | 3.0 |
3 | 5.8 | 15 | 2.6 |
5 | 5.3 | 20 | 2.1 |
7 | 4.1 | 25 | 1.5 |
10 | 3.3 | 30 | 1.3 |
Sau khi tính được tổng lượng thức ăn, bà con chia làm 4 thời điểm trong ngày:
– Lần 1: cho ăn 25% tổng lượng, vào lúc 8h30 sáng.
– Lần 2: cho ăn 20% tổng lượng, vào lúc 1h chiều.
– Lần 3: cho ăn 25% tổng lượng, vào lúc 5h30 chiều.
– Lần 4: cho ăn 30% tổng lượng, vào lúc 8h tối.
Từ tháng thứ 3 trở đi, bà con cần giảm số lần cho ăn xuống còn 2-3 lần/ngày, khi có ánh sáng đày đủ, điều kiện ao tốt.
Quy tắc cho tôm thẻ ăn
Giai đoạn
Khi tôm được 7-10 ngày thì cho tôm ăn cách bờ 2-4m. Thức ăn lúc này chủ yếu ở dạng bột mịn. Bà con cần tắt quạt nước, trộn nước với thức ăn rồi tạt xuống ao.
Khi tôm được 10 ngày thì thả 1 lượng thức ăn nhỏ vào sàng để tôm quen dần đồng thời dễ kiểm soát hơn. Đặt sàng ở nơi bằng phẳng, cách bờ 1.5-2m, ở sau cánh quạt nước 12-15cm. Không đặt sàng ở gốc ao. Mỗi sàng cách nhau khoảng 1600-2000m2. Sau nửa tháng thì bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để nâng cao sức khỏe của tôm.
Lượng thức ăn
Ngày đầu cho ăn 2.8-3 kg/100.000 con tôm. Trong 10 ngày đầu, cứ ngày sau cho ăn tăng thêm 0.4kg so với ngày trước. Từ ngày 10 đến ngày 20 thì tăng 0.5kg/ngày.
Lần cho ăn
Khi mới thả thì cho ăn 5-6 bữa/ngày để tôm quen và dễ tiêu hóa. Sau 1 tháng thì giảm xuống còn 4 lần/ngày. Tùy thuộc vào điều kiện nước, thời tiết mà điều chỉnh số lần ăn cho phù hợp.
Điều chỉnh thức ăn tôm thẻ
Bà con cần liên tục theo dõi tình hình nuôi thực tế để điều chỉnh lượng thức ăn tôm thẻ phù hợp. Kiểm tra lượng thức ăn 2-3h/lần. Bà con có thể áp dụng bảng sau để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp:
Tình trạng thức ăn | Cách xử lý |
Tôm ăn hết thức ăn | Tăng từ 5% (5kg) ở lần cho ăn sau |
Thức ăn dư khoảng 8-10kg | Không tăng thêm |
Thức ăn dư 15-25kg | Giảm 10% (10kg) ở lần cho ăn sau |
Thức ăn dư 40-50kg | Giảm 30% (30kg) ở lần cho ăn sau |
Dư trên 50kg | Ngừng cho tôm ăn, kiểm tra sức khỏe tôm |
Từ đó bà con có thể xác định tình trạng sức khỏe tôm dễ dàng. Quan sát lượng thức ăn thừa tồn đọng, bà con có thể xác định được tôm đã ăn no hay chưa. Tôm thẻ có lớp vỏ trắng màu trong, mỏng, có thể thấy được đường ruột của tôm đầy hay rỗng.
Lưu ý
Nếu ruột tôm rỗng thì kiểm tra ngay các chỉ số môi trường, loại thức ăn,… để xác nhận nguyên nhân tôm bỏ ăn. Việc quan sát mày thức ăn trong đường ruột còn giúp bà con đánh giá được lượng thức ăn đã phù hợp hay chưa.
Tôm thẻ có sức ăn và khả năng thích nghi tốt. Vì thế nếu thấy chúng có kích thước quá lớn thì giảm thức ăn còn 70-80% so với hàng ngày. Hoặc ngừng cho ăn 1 vài bữa.
Thức ăn tôm thẻ giai đoạn 1-40 ngày thì nên có hàm lượng protein trung bình 40-50%. Sau 40 ngày thì lượng protein là 30-35%.
Bà con cũng nên bổ sung thêm men vi sinh đường ruột để tăng sức ăn và sức đề kháng cho tôm.
Trên đây là cách tính lượng thức ăn tôm thẻ hợp lý, bà con có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.