Tôm bị EHP là bị làm sao? Cách chữa trị hiệu quả nhất

EHP là một bệnh thường gặp ở tôm nuôi. Nó có thể ảnh hưởng đến năng suất cả vụ nuôi. Thậm chí khiến người nuôi tôm mất trắng, gây thiệt hại kinh tế. Bà con cần quan sát kỹ các dấu hiệu nhận biết. Để có được cách chữa trị và phòng tránh kịp thời khi tôm bị EHP. Cùng BCC Aqua tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh này ở tôm nhé.

Tôm bị EHP

tôm bị ehp 1

EHP là một bệnh ở tôm nuôi, do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei gây ra. Ký sinh trùng này còn được gọi là vi bào tử trùng, sống trong gan tụy của tôm.

Chúng khiến tôm chậm lớn, mềm vỏ, chuyển màu sắc cơ thể sang trắng sữa hoặc mờ đục. Tỷ lệ tử vong khi tôm mắc EHP là không cao, nhưng tôm không phát triển mặc dù vẫn ăn bình thường. Điều này làm tăng chi phí đầu tư và giảm giá trị tôm.

So với các ao không mắc bệnh, ao có tôm mắc EHP có mức độ tăng trưởng chỉ bằng 10-40%. Tôm còi cọc, kích thước không đồng đều. Ao nuôi có tôm mắc bệnh phân trắng sẽ mắc EHP (tỷ lệ 96%).

EHP là một bệnh chưa có phương pháp điều trị dứt điểm lại dễ lây lan. Nên bà con cần nắm rõ về bệnh để có phương án xử lý, phòng ngừa kịp thời.

Cách nhận biết tôm bị EHP

Qua quan sát bên ngoài

Tôm bị EHP thường có da mỏng, cơ trắng giống như bị sốc. Mắt tôm xuất hiện chấm đen. Cơ và ruột cũng chuyển sang màu đen.

EHP làm tổn thương ống trong tuyến gan tụy, làm tế bào bong ra, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của tôm. Vì không tiêu hóa được thức ăn và các biểu mô bị hỏng không phục hồi được khiến tôm kém ăn, chậm lớn.

Quan sát đường ruột, kích thước

dấu hiệu tôm bị ehp

Có 2 giai đoạn có thể quan sát để nhận biết tôm có bị EHP hay không.

– Sau giai đoạn 20-30 ngày: tôm chậm lớn, kích thước không đều nhau. Tình trạng mềm vỏ xuất hiện, giảm ăn, ruột rỗng, đường ruột cong, phân đứt khúc, cơ đục, đốm trắng nhiều và chết rải rác. Một số con có thể bị xoắn ruột, không chặt chẽ.

– Sau khi tôm đạt 3-4g/con: tôm chậm lớn cho tới khi 90 ngày tuổi.

Sử dụng kính hiển vi

Để có thể phát hiện sớm tôm nhiễm bệnh, bà con có thể sử dụng kính hiển vi và phân tích mẫu.

– Tiến hành soi gan và ruột tôm dưới kinh hiển vi phóng đại 100 lần.

– Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra mẫu. Có thể gửi mẫu cố định trong cồn hoặc mẫu tươi đến phòng thí nghiệm.

– Chạy PCR với mẫu phân của tôm bố mẹ.

Cách phòng tránh tôm bị EHP

– Chọn tôm giống sạch bệnh, không nhiễm EHP. Không cho tôm bố mẹ ăn thức ăn tươi sống. Nếu muốn sử dụng thức ăn tươi sống cần đảm bảo không bị nhiễm EHP. Thức ăn cần được bảo quản tủ đông -20*C sau 24h trước khi cho tôm bố mẹ ăn.

– Cải tạo thật kỹ ao nuôi

+ Với ao đất: vệ sinh sạch sẽ đáy ao. Cần rải vôi đều quanh ao và phơi nắng 7-10 ngày để diệt mầm bệnh. Sau đó cấp nước vào và xử lý bằng Chlorine với liều lượng 30kg/1000m3.

+ Với ao lót bạt: khử trùng rửa sạch. Phơi ao 7 ngày để diệt mầm bệnh. Sử dụng NaOH và Chlorine để diệt tế bào EHP và phơi nắng đáy ao.

– Xử lý nước và diệt ấu trùng ốc, vẹm: Để lắng ao 5 ngày. Bơm nước qua vải mịn. Để 2 ngày rồi sục khí cho các ấu trùng nở ra. Cuối cùng là xử lý bằng Chlorine liều lượng 30kg/1000m3. Quạt nước 4 ngày hoặc hết mùi Chlorine thì tiến hành thả tôm.

– Bổ sung định kỳ vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.

– Xử lý định kỳ nước ao nuôi. Đảm bảo các chỉ số luôn trong ngưỡng tối ưu.

– Sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường ao.

phòng tránh tôm bị ehp

Cách điều trị tôm bị EHP

Sử dụng thảo dược để điều trị bệnh EHP cho tôm. PHYTOBIOTIC là sản phẩm kết hợp các loại thảo dược có hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh EHP, phân trắng, trống đường ruột và các bệnh tiêu hóa khác trên tôm.

Ngoài ra, PHYTOBIOTIC còn có tác dụng kích thích tôm bắt mồi, tiêu hóa và hấp thu nhanh, nâng cao đề kháng, nong to đường ruột. Từ đó giúp tôm phát triển đồng đều, nâng cao tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn.

Để trị bệnh EHP ở tôm, bà con cần hòa 10g PHYTOBIOTIC với 50ml nước sạch rồi trộn đều với 1kg thức ăn. Cho ăn 3-4 lần/ngày, liên tục trong 5-7 ngày.

phytobiotic - thảo dược phòng trị ehp ở tôm

Hy vọng bà con đã có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về tình trạng tôm bị EHP. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...