Tôm chết rải rác: nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Hiện nay, các vùng nuôi ngày càng mở rộng, mật độ nuôi và mức độ thâm canh càng cao thì càng xuất hiện nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Từ đó gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Vì thế, bà con cần nắm rõ nguyên nhân vì sao tôm chết rải rác để tìm ra biện pháp ngăn chặn và xử lý hiệu quả. Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tôm chết rải rác

tôm chết rải rác 1

Ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm ở tôm. Gây nên thiệt hại về kinh tế cho bà con nuôi. Thông thường, hiện tượng này thường xuất hiện vì các nguyên nhân sau:

Do hội chứng hoại tử gan tụy

Tôm thẻ chân trắng chết sớm phần lớn là do hội chứng hoại tử gan tụy, trong đó có nhiễm khuẩn Vibrio. Hội chứng này thường xuất hiện khi môi trường, dinh dưỡng và khâu xử lý giống không được thực hiện tốt. Tôm nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

– Bỏ ăn, lờ đờ, bơi sát bờ, tỷ lệ chết cao lên đến 80%.

– Kiểm tra lâm sàng sẽ thấy: gan tụy co cứng lại, mờ nhạt, có những vết đỏ, đen, trắng, nâu. Ruột tôm teo rỗng. Vỏ mềm, có màu đen.

Tôm chết rải rác do virus

Một nguyên nhân khiến tôm chết nhanh là do nhiễm virus Taura, đầu vàng, đốm trắng, đục cơ,… Những bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị, được coi như “ung thư” ở tôm. Khi nhiễm bệnh, tôm sẽ chết nhanh và có thể lây chéo sang các ao liền kề.

Do chất lượng con giống kém

Chất lượng con giống sẽ ảnh hưởng đến thành bại cả vụ nuôi. Bà con cần lựa chọn giống ở các địa chỉ uy tín, được kiểm định rõ ràng.

Tôm chết rải rác do thời tiết

Thời tiết diễn biến thất thường cũng là nguyên nhân khiến tôm chết rải rác. Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển, mang bệnh đến cho tôm.

Bà con cần chú trọng cải tạo ao, thực hiện đúng chuẩn trước khi thả giống để đảm bảo không có vi khuẩn gây hại.

Do ý thức của người nuôi

Hiện nay, nhiều bà con vẫn nuôi tôm theo kiểu tự phát, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Mà không theo khuyến cáo của khoa học và nhà nước. Nước ao không được xử lý hoặc xử lý qua loa. Vì thế dễ khiến dịch bệnh bùng phát, làm tôm chết và gây thua lỗ.

Một vài biện pháp xử lý tình trạng tôm chết rải rác

Tôm rớt đáy, chết rải rác do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi bà con nắm được nguyên nhân chính xác thì sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, bà con có thể phòng ngừa trường hợp tôm chết không rõ nguyên nhân bằng các cách sau:

– Cải tạo kỹ lưỡng ao nuôi. Nước ao cần được xử lý bằng Chlorine trước khi cấp vào qua lưới lọc.

– Chọn giống tôm chất lượng từ các cơ sở uy tín. Cần xét nghiệm PCR để sàng lọc những con tôm bị nhiễm bệnh.

– Kiểm tra định kỳ nhiệt độ, độ mặn, độ pH của ao để đảm bảo tôm có môi trường phát triển tốt nhất.

– Sử dụng chế phẩm sinh học để tăng đề kháng, ngừa dịch bệnh cho tôm.

– Cho ăn thức ăn chất lượng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Khi thời tiết thay đổi, môi trường biến động cần giảm lượng thức ăn trước đó.

– Mật độ nuôi vừa phải để đảm bảo việc chăm sóc, quản lý.

– Cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi. Sử dụng quạt nước để đảm bảo sự phát triển của tôm, tảo và vi sinh vật có lợi.

– Hạn chế sử dụng các loại kháng sinh.

tôm chết rải rác 2

Tóm lại, tôm chết rải rác do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân còn chưa tìm được lời giải đáp. Nếu bà con muốn nuôi tôm thành công cần tuân thủ 3 yếu tố sau:

– Giữ môi trường nuôi sạch.

– Tăng đề kháng tự nhiên cho tôm.

– Bổ sung dinh dưỡng đủ và đúng.

Sử dụng chế phẩm sinh học phòng ngừa tôm chết rải rác

Lợi ích của chế phẩm sinh học hiện nay đã được nhiều bà con nuôi tôm kiểm chứng hiệu quả. Chế phẩm sinh học có thể thay thế kháng sinh trong quản lý dịch bệnh và môi trường ao nuôi.

– Trong phòng ngừa dịch bệnh: các dòng vi khuẩn có lợi trong chế phẩm sinh học có khả năng cạnh tranh vị trí bám trong ruột với các vi sinh vật gây bệnh. Từ đó ức chế sự phát triển của mầm bệnh nguy hiểm.

– Cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm: chế phẩm sinh học còn được xem là enzyme, nguồn dinh dưỡng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn cung cấp các chất cần thiết cho tôm phát triển như vitamin, khoáng, acid amin,…

– Năng cao chất lượng ao nuôi: chế phẩm vi sinh có khả năng làm sạch bùn đáy, tẩy nhớt bạt, tiêu diệt các loại tảo và vi khuẩn có hại trong nước. Từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.

Hy vọng bà con đã có những cái nhìn chính xác về hiện tượng tôm chết rải rác. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...