Hiện nay, nuôi tôm nước lợ đang trở thành xu hướng đầy tiềm năng. Nếu bà con cũng đang quan tâm và muốn đầu tư vào mô hình nuôi này. Vậy thì cùng BCC Aqua tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm nước lợ trong bài viết này nhé.
Đặc điểm của nước lợ nuôi tôm
Độ mặn của môi trường nuôi tôm được quy định như sau: nước lợ nhạt (0.5-4‰), nước lợ vừa (4-18‰), nước lợ mặn (18-30‰), nước mặn (>30‰)
Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được ngưỡng độ mặn từ “nước lợ vừa” đến “nước mặn”. Nhưng bà con nên quản lý độ mặn trong khoảng 10-25‰, không nên quá 30‰.
Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ
Cải tạo ao nuôi tôm nước lợ
Nước trong ao cần tháo cạn để sên vét, làm sạc lớp bùn ở đáy ao. Điều này giúp loại bỏ các chất hữu cơ (chất thải của tôm, thức ăn thừa,…) và làm sạch đáy ao, loại bỏ mầm bệnh, giáp xác, cá tạp trong ao nuôi.
Bờ ao gia cố chắc chắn. Bờ ao lót bạt nếu có thể để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. Quanh bờ ao cần rào lưới để cản những vật trung gian như cua, còng bên ngoài mang mầm bệnh vào ao.
Bón vôi tùy theo độ pH của đất. Sử dụng vôi nông nghiệp (CaCO3) với lượng 100-200 kg cho 1000m2. Với ao có độ pH thấp thì nên bón với liều lượng 150-200kg cho 1000m2 trước khi lấy nước vào ao.
Xử lý nước ao nuôi tôm nước lợ
Diệt tạp trong nước bằng Saponine với nồng độ 10-15kg cho 1000m3. Với khử trùng nước có thể sử dụng 1 trong 3 loại BKC với lượng 1-1.5l cho 1000m3. Hoặc là hợp chất của Lodine liều lượng 0.5-1l cho 1000m3, hoặc là thuốc tím với liều lượng 5-10kg cho 1000m3.
Sau 2-3 ngày, cần bổ sung chế phẩm sinh học để cân bằng cho ao nuôi. Trong nước ao thường có nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm, nguyên sinh động vật gây ra các loại bệnh cho tôm. Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần diệt khuẩn bằng hóa chất sát trùng.
Lắp đặt hệ thống quạt nước
Lắp đặt quạt cách bờ khoảng 3-5m hoặc cách chân bờ 1.5m. 2 cánh quạt nên cách nhau khoảng 60-80cm, lắp so le nhau.
Tùy theo hình dạng ao mà hệ thống quạt nước được bố trí phù hợp để cung cấp oxy cho tôm, gom tụ chất thải, giải phóng khí độc. Ngoài ra còn giúp làm sahcj ao, phân bố đều chế phẩm sinh học, thuốc hay hóa chất,…
Quạt nước còn tăng cường hoạt động của tôm, giúp tôm hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Từ đó giảm hệ số chuyển đổi thức ăn.
Gây màu nước ao nuôi tôm nước lợ
Sử dụng hỗn hợp mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỉ lệ 3:1:3) ủ trong 12h liều lượng 2-3kg cho 1000m3 để gây màu nước cho ao. Tạt 3 ngày liên tục vào lúc 9-10h sáng. Kết hợp với vôi dolomite với liều lượng 10-15kg cho 1000m3.
Sau đó sử dụng 3kg mật đường cho 1000m3 kết hợp cấy men vi sinh rồi thả tôm giống. Với ao khó gây màu nước hoặc màu nước không bền thì cần bổ sung thêm vôi dolomite, tảo silic để giữ màu nước cho ao.
Thả giống
Sau khi gây màu thì tiến hành thả giống kịp thời. Nếu để lâu, các sinh vật trong nước phát triển lại sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu môi trường.
Ngoài đánh giá chất lượng tôm qua gây sốc, cảm quan, bà con nên dùng xét nghiệm PCR. Tôm đạt chất lượng khi không có mầm bệnh do nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật và không có mầm bệnh virus.
Nên thả tôm giống vào chiều tối hoặc sáng sớm, lúc nhiệt độ trong ngày thấp. Cần thuần giống trước khi thả tôm vào ao nuôi.
Hy vọng qua bài viết này, bà con đã có thêm kỹ thuật nuôi tôm nước lợ cho mô hình nuôi của mình. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.