Nắm được rõ kỹ thuật nuôi sẽ giúp bà con tăng năng suất vụ nuôi, tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro về bệnh cho tôm. Đặc biệt, với tình hình giá tôm đang tăng cao, việc áp dụng đúng kỹ thuật sẽ mang tới nhiều lợi nhuận. Nếu bà con đang có ý định nuôi tôm nước mặn thì cùng BCC Aqua tìm hiểu các kỹ thuật sau đây nhé.
Đặc điểm tôm nước mặn
Loại tôm nuôi nước mặn phổ biến nhất hiện nay là tôm thẻ chân trắng. Thân tôm không có đốm vằn, màu trắng đục. Chân màu vàng hoặc trắng ngà. Vành chân đuôi có màu xanh hoặc đỏ nhạt. Phần bụng tôm có 2 răng cưa và ở lưng có khoảng 8-9 răng cưa.
Tôm thẻ chân trắng nước mặn có thể sống tốt trong độ kiềm cao 150, độ pH dao động trong khoảng 60-80, nhiệt độ khoảng 24-35*C. Trước đây tôm được nuôi chủ yếu ở miền Nam, nơi có nguồn nước lợ, mặn. Nhưng hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi hơn, chỉ cần đảm bảo độ mặn phù hợp.
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước mặn thì chỉ tiêu quan trọng nhất chính là độ mặn. Nó sẽ ảnh hưởng và quyết định đến sự phát triển và sinh trưởng của tôm. Theo nghiên cứu, độ mặn thích hợp để nuôi tôm nằm trong khoảng 2-40‰.
Kỹ thuật nuôi tôm nước mặn hiệu quả cao
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước mặn thực tế không quá khó. Bà con chỉ cần nắm vững kỹ thuật. Và cần đảm bảo môi trường nước mặn phù hợp với sự phát triển.
Cách cải tạo ao
Ao nuôi cần có độ mặn trong khoảng 2-4‰.
Để làm sạch ao nuôi, bà con cần tháo cạn nước, vét hết lớp bùn đáy, dọn sạch cỏ dại. Sau đó phơi ao trong khoảng 10-15 ngày. Có thể khử khuẩn bằng cách rắc vôi sống đều đáy ao.
Sau khi phơi đủ thời gian thì bơm nước ngập ao. Sau đó lại tháo cạn nước rồi bơm nước sạch vào ao. Tiến hành tầm 3 lần để rửa sạch ao. Để vệ sinh và phòng tránh dịch bệnh tốt nhất, bà con nên sử dụng bạt lót hồ.
Tiếp đó, bà con tạo màu nước cho ao nuôi. Tiến hành bón phân lân kết hợp phân đạm theo tỉ lệ 9:1. Bón khoảng 1.5kg/ha để nuôi thức ăn ban đầu cho tôm. Trước khi thả tôm, nếu có thể, bà con nên test độ mặn bằng máy cho chuẩn nhất.
Với ao lót bạt thì dễ hơn. Bạn không cần tốn thời gian cải tạo ao, chỉ cần xử lý nguồn nước và đảm bảo đủ độ mặn.
Chọn giống tôm nước mặn
Nên chọn tôm giống đồng đều, khỏe mạnh, có cùng kích cỡ và cùng lứa. Chiều dài tôm khoảng 1cm là thích hợp nhất. Nên lựa chọn các trại giống uy tín để mua con giống.
Mật độ thả nên là 15000 con/ha. Thả tôm giống vào lúc chiều mát là hợp lý nhất. Khi thả, cần ngâm bóng đựng tôm dưới ao trong 15-20 phút để tôm quen nhiệt độ, môi trường. Sau đó mở bóng để tôm bơi từ từ ra.
Thức ăn nuôi tôm nước mặn
Khoảng 15 ngày đầu, tôm sẽ ăn chủ yếu thức ăn tươi sống. Bà con có thể xay nhuyễn cá với số lượng ít. Sau đó có thể chuyển sang thức ăn dạng viên. Tần suất cho ăn là 2-4 lần/ngày. Ban đêm cho ăn gấp đôi ban ngày.
Quản lý ao nuôi
Thường xuyên kiểm tra và điều tiết chất lượng ao nuôi. Nếu thấy nước cạn thì có thể thêm từ từ, duy trì độ mặn từ 10-25‰ và độ trong 40-60cm.
Kiểm tra chất lượng các chỉ số về màu nước, độ mặn, độ trong, độ pH,… để có phương án xử lý kịp thời các dấu hiệu bệnh.
Thu hoạch tôm nước mặn
Sau 2 tháng nuôi là có thể thu hoạch tôm nước mặn. Khi đó, tôm có trọng lượng trung bình khoảng 50-70 con/kg.
Cách ổn định độ mặn cho ao nuôi
Để đảm bảo độ mặn cho ao nuôi tôm, bà con cần:
– Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao cho tôm.
– Lựa chọn giống tôm khỏe, đồng đều, đảm bảo khả năng thích nghi của tôm với sự biến đổi độ mặn tốt.
– Liên tục dùng máy đo độ mặn. Nhờ đó có thể nắm bắt độ mặn chuẩn và có phương pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.
Trên đây là một số kỹ thuật nuôi tôm nước mặn bà con có thể tham khảo áp dụng. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.