Mô hình nuôi tôm sú nước ngọt được nhiều bà con lựa chọn. Nhưng không phải ai cũng nuôi thành công. Bà con cần trang bị kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ. Có đủ thông tin sẽ giúp bà con nuôi thuận lợi hơn. Trong bài viết này, cùng BCC Aqua tìm hiểu kinh nghiệm và những lưu ý để nuôi tôm sú nước ngọt thành công nhé.
Kinh nghiệm thả giống tôm sú nước ngọt
Kinh nghiệm cho tôm sú giống quen môi trường mới
Cách 1: Sau khi vận chuyển các bọc tôm giống mới về, tiến hành thả trên mặt ao khoảng 10-15 phút. Điều này giúp cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc. Sau đó mở bọc để tôm bơi ra từ từ. Áp dụng cách này khi độ mặn của ao và độ mặn trong bọc không chênh lệch quá 5‰. Làm cầu gần mặt nước để mở bọc tôm. Tránh lội xuống làm đục nước ao.
Cách 2: Khi độ mặn của ao và độ mặn trong bọc chênh lệch quá 5‰ thì áp dụng cách này. Tôm mới chuyển về cần 1 thời gian để thuần hóa ngay tại ao dùng bạt lót HPDE để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước và các yếu tố khác.
Kinh nghiệm thả tôm giống
Chuẩn bị 1 thau lớn dung tích 20 lít, 1 máy sục khí. Đổ khoảng 10000 con tôm giống vào 1 thau và sục khí. Cho thêm nước ao từ từ vào thay để tôm thích nghi dần. Sau 10-15 phút thì nghiêng thau để tôm bơi ra ao từ từ.
Tỷ lệ sống của đàn tôm có thể ước lượng bằng cách dùng lưới vào diện tích 2-3m2 và sâu 1m đặt ngay trong ao. Thả vào lưới 1000-2000 con tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3-5 ngày kéo lưới vèo để đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại.
Nếu tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao thì sẽ không có tôm chết trong thau, bơi linh hoạt, bám thành thau. Tôm sau khi thả xuống ao sẽ bơi chìm xuống đáy, không nổi trên mặt nước, không bám theo mí nước.
Một vài lưu ý khi nuôi tôm sú nước ngọt
Nhiều trang trại nuôi tôm sú nước ngọt chỉ thành công ở 2-3 vụ đầu. Sau đó tôm sẽ gặp phải các vấn đề như dịch bệnh, phát triển không đều, tôm chết kéo dài trong suốt quá trình nuôi. Vậy nguyên nhân do đâu?
Đầu tiên, nước ngọt là môi trường nghèo chất dinh dưỡng và khoáng hơn nước mặn. Mà tôm lại cần nhiều khoáng chất để sinh trưởng và phát triển. Thường trong vài vụ nuôi đầu, nước ngọt vẫn có khoáng chất trong đất giải phóng ra môi trường, làm ổn định nồng độ muối khoáng trong nước. Lâu dần, lượng khoáng này sẽ giảm dần, khiến tôm gặp vấn đề.
Vì thế, để nuôi được tôm nước mặn trong nước ngọt thành công thì cần bổ sung đầy đủ các khoáng chất và chất dinh dưỡng cho tôm. Kết hợp với thả tôm với mật độ hợp lý.
Chuẩn bị ao nuôi tôm sú nước ngọt
Kết thúc vụ nuôi trước, bà con dùng máy cào, máy bừa để trải bùn ra khắp ao. Sau đó phơi nắng cho đến khi bề mặt ao khô hoàn toàn. Thời gian này khoảng 1 tháng. Sau đó rắc vôi bột khắp ao để tăng khoáng cho đất cũng như tăng độ kiềm, ổn định pH cho ao nuôi.
Cách xử lý nước nuôi ao chứa
Bà con có thể cho thuốc tìm hòa vào nguồn nước cấp. Thuốc tím sẽ trung hòa các thuốc bảo vệ thực vật. Sau đó để trong nước 3 ngày để trứng các loài động vật nở ra rồi dùng thuốc diệt giác xác để sát trùng ao.
Tiếp đó, cấp nước cho ao nuôi từ ao chứa thông qua các lớp vải lọc. Đảm bảo nước sạch hoàn toàn, không chứa các động vật trung gian mang mầm bệnh.
Bón men vi sinh đã ủ rồi mở quạt nước ngay từ đầu vụ để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật phù du trong ao. Trước khi thả tôm giống, bà con cần bón ít nước ót vào ao với liều lượng 8000 lít cho 4000m3 nước ao.
Quản lý chăm sóc tôm sú nước ngọt
Sau khi thả tôm, bà con cần cho tôm ăn. Cần xác định được lượng thức ăn hợp lý cho tôm. Trong mỗi cữ ăn cần bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất cho cả tôm và ao nuôi. Điều này giúp tôm tránh bị mềm vỏ và chết dần trong suốt quá trình nuôi.
Trên đây là kinh nghiệm và một số lưu ý khi nuôi tôm sú nước ngọt. Bà con có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.