Tôm thẻ có màu xanh là do đâu và xử lý như thế nào?

Tôm chuyển sang màu xanh là một loại bệnh được nhận biết dựa trên màu sắc thân. Gần đây, hiện tượng tôm thẻ có màu xanh thường gắn liền với các đặc điểm từ cơ thể gồm gan tụy, cơ và mang. Cùng BCC Aqua tìm hiểu về hiện tượng này, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhé.

Tôm thẻ có màu xanh là hiện tượng gì?

tôm thẻ có màu xanh 1

Hiện nay tôm thẻ chân trắng xuất hiện bệnh xanh thân, trên cơ thể có những bộ phận chuyển sang màu xanh như gan tụy, cơ và mang. Tôm phát triển chậm, giảm hoặc không ăn, trở nên gầy yếu. Hiện tượng này tuy không gây chết tôm nhưng lại là dấu hiệu sức khỏe tôm suy yếu.

Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định chính xác. Tôm khi mắc bệnh thân xanh thường nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, dễ mẫn cảm với bệnh, gây thiệt hại về kinh tế. Đã có nghiên cứu chứng minh những con tôm bị xanh thân thường mắc các bệnh về đường ruột.

Nguyên nhân làm cho tôm thẻ có màu xanh

Khi tôm có thân màu xanh là dấu hiệu vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh trong suốt quá trình nuôi hoặc môi trường sống tự nhiên của chúng. Thân xanh có thể là do vi khuẩn, nấm hoặc tảo phát triển trên cơ thể của tôm. Cũng có nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến màu sắc thân và vỏ tôm. Có một vài nghiên cứu cho thấy đó là hậu quả của một số yếu tố môi trường như nước ô nhiễm, độ pH không cân đối hay lượng oxy hòa tan thấp.

Đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể làm tôm thẻ có màu xanh. Nhưng, nguyên nhân phổ biến nhất là do tôm bị thiếu hụt Astaxanthin.

Đây là chất chính tạo nên màu trong vỏ và thịt với tỷ lệ chiếm đến 86-98% so với tổng lượng Carotenoid. Thiếu hụt Astaxanthin là một nguyên nhân chính dẫn đến thân tôm có màu xanh.

Hệ thống nuôi tôm trong nhà kính hiện nay xuất hiện nhiều tôm có màu xanh trên thân và vỏ. Nguyên nhân là do hệ thống nuôi có mái che, tránh sáng. Tuy không liên quan đến bệnh lý nhưng tôm mềm vỏ và lờ đờ. Tôm xanh thân, vỏ có giá trị thương phẩm luôn thấp hơn tôm thông thường. Tôm xanh vỏ khi luộc không chuyển sang màu đỏ, làm giảm giá trị thu mua.

Cách xử lý khi tôm thẻ có màu xanh

tôm thẻ có màu xanh 2

Cách xử lý hiệu quả nhất

Bà con có thể bổ sung Astaxanthin vào thức ăn cho tôm. Astaxanthin dạng tổng hợp mang đến hiệu quả cao hơn Astaxanthin tự nhiên.
Với tôm nuôi bán thâm canh hay sinh thái, tôm có thể hấp thụ Astaxanthin từ các loại tảo biển tồn tại trong môi trường. Nhưng tôm không thể tự tổng hợp được chất này trong điều kiện môi trường tự nhiên. Mà hấp thụ thông qua ăn các động vật phù du, tảo biển hoặc giáp xác.

Cách xử lý lâu dài

Ngoài bổ sung Astaxanthin, bà con cần quản lý tốt môi trường nuôi:

– Dinh dưỡng phù hợp: cung cấp cho tôm chế độ ăn cân đối, giàu dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi. Bao gồm các nguồn thức ăn chứa Carotenoid như Astaxanthin.

– Quản lý chất lượng nước: đảm bảo nước có chất lượng tốt, kiểm soát các chỉ số về độ pH, độ mặn và oxy hòa tan phù hợp.

– Quản lý ánh sáng: tạo nước màu trà và kiểm soát ánh sáng phù hợp, để ánh sáng ở mức phù hợp.

– Giảm stress: đảm bảo môi trường sống của tôm ổn định, tránh các yếu tố gây stress. Như thay đổi nhiệt độ đột ngột, áp lực nước cao hay ô nhiễm hữu cơ.

– Theo dõi sức khỏe định kỳ: quan sát sức khỏe của tôm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh của tôm. Có thể ảnh hưởng đến màu sắc của chúng và xử lý kịp thời.

Dù là bất kỳ nguyên nhân gì, bà con cũng cần chăm sóc và quản lý nuôi tôm hợp lý để tránh được tình trạng tôm thẻ có màu xanh. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nuôi tôm phổ biến

Thức ăn là một yếu tố quan trọng để bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm. Vì thế, bà con...

Những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cơ bản cần biết

Mô hình nuôi thẻ chân trắng đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng biết cách...

Xi phông đáy ao tôm làm sao cho hiệu quả?

Trong ao nuôi tôm mỗi ngày có rất nhiều thức ăn thừa và phân tôm thải ra. Đó là nguyên...