Tôm thẻ và tôm sú là hai loại tôm được nuôi trồng phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây đều là những loại tôm có giá trị cao và mang đến lợi nhuận cho nhà nông. Tuy nhiên, để chọn được loại tôm phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận lại là một việc khá khó khăn. Cùng BCC Aqua phân tích đặc điểm của hai loại tôm này nhé.
Tôm thẻ và tôm sú có đặc điểm gì khác nhau?
Đây là hai loại tôm khá phổ biến ở nước ta. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt chúng vì bề ngoài 2 loại khá giống nhau. Nếu để ý kỹ, sẽ có một vài đặc điểm giúp bạn phân biệt hai loại tôm này.
Tôm thẻ | Tôm sú | |
Ngoại hình | Vỏ tôm thẻ màu trắng, nâu nhạt hoặc xám, bề mặt nhẵn. Chân và đuôi chúng có màu xanh nhạt. So với tôm sú thì tôm thẻ tròn trịa, ít thon dài hơn. | Tôm sú có vỏ màu nâu sẫm hoặc đen với các sọc đặc trưng. Chúng có đầu rộng, đuôi cong và thon. Tôm sú thường lớn hơn tôm thẻ. |
Đuôi | Xẻ đôi của tôm thẻ hẹp và ít cong hơn, dài chưa đến nửa chiều dài thân. | Tôm sú có xẻ đuôi rộng và dài có thể tới 2/3 chiều dài thân. |
Râu | Râu tôm thẻ tương đối ngắn. | Râu tôm sú thường dài hơn so với tôm thẻ. Đôi khi dài gấp đôi thân. |
Kết cấu và hương vị | Khi nấu chín, tôm thẻ có vị ngọt và thanh hơn so với tôm sú. | Kết cấu thịt tôm sú săn chắc và dai hơn so với tôm thẻ. Vì tôm sú có hàm lượng protein cao hơn. |
Giá cả | Giá bán tôm thẻ dao động khoảng 150.000 – 200.000 vnd tùy từng thời điểm. | Giá tôm sú thường đắt hơn do kích thước và mùi vị đặc trưng hơn. |
Lợi ích khi nuôi tôm thẻ
Tôm thẻ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng có khả năng phát triển nhanh. Có thể nuôi chúng với mật độ cao lên đến 150 con/m2 trong ao và 500-500 con/m2 trong hệ thống nuôi tuần hoàn.
Tôm thẻ có thể chịu được độ mặn tương đối rộng từ 2-40‰. Độ mặn tốt nhất cho sự phát triển là 10-25‰. Tôm thẻ chịu được nhiệt độ thấp từ 6*C trở lên.
Tôm thẻ đòi hỏi thức ăn ít protein hơn tôm sú từ 20-35%. Từ đó mà chi phí nuôi tôm thẻ cũng thấp hơn so với tôm sú. Ngoài ra, tôm thẻ còn có tỷ lệ FCR tốt hơn tôm sú, từ 1.1 đến 1.3.
Lợi ích khi nuôi tôm sú
Tôm sú có kích thước lớn (từ 10-12 con/kg). Nếu nuôi trong ao có thể đạt tới 5-7 con/kg. Đây là loài tôm có thể phát triển nhanh chóng. Từ tôm giống 3cm trong môi trường nuôi trong ao phù hợp, tôm sú có thể đạt được kích thước 75-100g chỉ trong vòng 5-6 tháng. Ở độ mặn thấp thì tốc độ tăng trưởng của chúng sẽ chậm hơn.
Tôm sú chịu được khoảng nhiệt độ 28-30*C. Khi ăn thức ăn chứa protein thực vật hoặc động vật, chúng phát triển nhanh chóng. FCR của tôm sú khoảng 1.5-1.6.
So sánh quá trình nuôi và thu hoạch
Ao nuôi
- Tôm thẻ: Diện tích ao dao động khoảng 200-5000m2. Độ sâu tùy theo diện tích bề mặt nhưng cần đảm bảo mức nước khoảng 1.2-1.5m, Đáy áo được bơm cát, bằng phẳng trước khi lót bạc.
- Tôm sú: Diện tích ao từ 1500-3000m2. Ao lắng chiếm lượng nước và diện tích cần tương đương so với ao nuôi để tránh tình trạng hụt nước. Ao cần có 1-2 cống thoát và xổ nước. Cống cần đặt gần nguồn nước để cấp tháo nước dễ dàng.
Giống
- Tôm thẻ: Chọn giống tôm tốt, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Thả tôm theo từng mật độ sao cho phù hợp với từng loại ao. Mật độ thả dao động 60 con/m2.
- Tôm sú: Chọn giống tôm khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, không nhiễm bệnh. Có thể sử dụng PCR để kiểm tra và loại bỏ tôm giống bị nhiễm bệnh ngay từ đầu, tránh tổn thất.
Quản lý ao nuôi tôm thẻ và tôm sú
- Tôm thẻ:
– Trộn men tiêu hóa vào thức ăn thường xuyên theo liều dùng của nhà sản xuất.
– Kiểm tra màu nước thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp.
– Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi thường xuyên: pH, oxy, độ kiềm, độ trong,…
- Tôm sú:
– Kiểm tra độ pH 2 lần/ngày vào 7h sáng và 15h chiều.
– Hạn chế lấy nước ao nuôi. Khi lấy nước vào ao lắng rồi thì xử lý Chlorine liều 30 kg/1000m3. Đến khi lượng Chlorine trong nước hết thì bơm vào ao nuôi. Mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước cho ao.
Thu hoạch
- Tôm thẻ: Thu hoạch trong khoảng 4-8 giờ. Nên chọn thời điểm vào sáng sớm hoặc ban đêm. Và cần xây lều để tránh tác động của ánh sáng mặt trời.
- Tôm sú: Thu hoạch vào ngày thứ 7 đến thứ 9 khi xác tôm lột nhiều. Nên chọn thời điểm vào chiều tối hoặc sáng sớm, trong khoảng 4-8 tiếng. Khi tôm đạt 15-20g/con là có thể thu hoạch.
Tôm thẻ và tôm sú: đâu là loại tôm mang đến lợi nhuận?
Tổng kết lại có thể thấy, tôm thẻ phát triển nhanh hơn tôm sú. Chúng có thể được nuôi với mật độ cao, có khả năng chịu được sự khắc nghiệt của môi trường. Tôm thẻ chống chịu được tác động của bệnh tật, không bị đốm trắng, đầu vàng. Tôm thẻ dễ chăm sóc, ăn uống tốt, thích nghi với nhiều loại thức ăn. Trong khi tôm sú giàu vitamin và protein, có giá trị dinh dưỡng cao. Tôm sú có thể nuôi quanh năm, không phụ thuộc vào vụ mùa. Chúng có thể đạt được hiệu quả kinh tế với giá bán cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận và vốn đầu tư cho tôm sú thấp.
Vì thế, nuôi tôm thẻ hay tôm sú còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, khả năng quản lý và điều kiện thực tế của người nuôi. Nhưng nếu được nuôi và quản lý hiệu quả thì cả hai loại tôm đều mang tới tiềm năng kinh tế cao.
Hy vọng bài viết của BCC Aqua đã giúp bạn phân biệt được tôm thẻ và tôm sú. Nếu cần tư vấn về kiến thức nuôi tôm hiệu quả, hay tìm mua các sản phẩm xử lý môi trường ao nuôi, tăng cường đề kháng, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm thì liên hệ ngay với BCC Aqua nhé.