Tái chế vỏ tôm xi phông thành sản phẩm bảo vệ môi trường

Trước đây, phần vỏ tôm xi phông thường bị bỏ đi. Nhưng hiện nay chúng đã được tận dụng để tái chế thành các sản phẩm bảo vệ môi trường. Cùng BCC Aqua tìm hiểu một số sản phẩm được tái chế từ vỏ tôm sau khi xi phông nhé.

Tận dụng vỏ tôm xi phông

tôm xi phông

Mỗi năm, lượng vỏ tôm sau khi xi phông tại các vùng nuôi tôm lớn bỏ đi rất nhiều. Loại phụ phẩm này chưa được tận dụng. Dẫn đến các tác hại xấu tới môi trường sống của con người, động vật.

Một vụ nuôi tôm thường kéo dài 1.5-2 tháng. Cứ 1-2 ngày bà con lại xi phông ao một lần. Nhằm loại bỏ phân, thức ăn thừa và vỏ tôm để môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm. Các chất thải này thường không được xử lý mà chất thành cụm. Một vài nơi còn thải trực tiếp ra sông, biển.

Nếu có tái chế thì thường bà con chỉ nghĩ đến cách ủ làm phân bón. Thời gian chờ đợi ít nhất là 1.5 tháng. Chưa kể, việc ủ phân còn gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến không khí xung quanh.

Vì thế, các giải pháp được tìm ra để tận dụng những vỏ tôm bị vứt sau khi xi phông. Tái chế trở thành những sản phẩm bảo vệ môi trường là hoàn toàn cần thiết.

Một vài sản phẩm được làm từ vỏ tôm xi phông

Vỏ tôm xi phông là một phế phẩm của ngành thủy sản. Nó chiếm 50-60% trọng lượng tôm sau thu hoạch. Trong vỏ tôm có chứa rất nhiều chitin, một polymer sinh học có thể phân hủy. Vì thế vỏ tôm được tận dụng để thay thế các sản phẩm nhựa truyền thống có nguồn gốc từ dầu mỏ.

tận dụng vỏ tôm xi phông

Vỏ tôm xi phông có thể được tái chế thành các sản phẩm sau:

Túi nhựa sinh học

Túi nhựa làm từ vỏ tôm có đặc tính giống với túi nhựa truyền thống. Bao gồm khả năng chống thấm, độ bền, khả năng chống rách. Nhưng túi nhựa làm từ vỏ tôm có thể bị phân hủy trong thời gian ngắn, khoảng vài tháng. Chúng sẽ không gây ô nhiễm môi trường như túi nhựa truyền thống, loại mà mất khoảng trăm năm để có thể phân hủy.

Chất kết dính

Chất kết dính được làm từ vỏ tôm xi phông có độ bền cao, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như giày dép, các sản phẩm điện tử, đồ nội thất. Chất kết dính từ vỏ tôm giúp giảm thiểu tần suất sử dụng các chất kết dính hóa học. Từ đó giảm ô nhiễm môi trường.

Màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm từ vỏ tôm được làm từ chitin, một loại polymer sinh học trong vỏ tôm. Nên nó có thể ăn được. So với màng bọc nhựa truyền thống, nó có nhiều ưu điểm hơn: có thể phân hủy trong thời gian ngắn, khoảng vài tháng. Từ đó nó giảm gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nó còn là sản phẩm giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bảo vệ thực phẩm luôn tươi ngon.

Tiềm năng phụ phẩm vỏ tôm xi phông

tiềm năng vỏ tôm xi phông

Mỗi năm ở nước ta, lượng phụ phẩm tôm ước tính khoảng 325.000 tấn/năm. Nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ra các vấn đề như ô nhiễm môi trường hay lãng phí tài nguyên.

Nếu tận dụng được nguồn phụ phẩm này thì có thể đóng góp ít nhất 10% vào giá trị ngành tôm. Nhưng hiện nay, do thiếu công nghệ và vốn đầu tư, việc tái chế phụ phẩm tôm còn nhiều hạn chế.

Việc sử dụng phụ phẩm tôm làm thức ăn gia súc khá đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Giá bán cho ngành này chỉ vào khoảng vài nghìn đồng/kg, chưa kể còn bấp bênh. Trong khi đó, sử dụng vỏ tôm sau xi phông làm túi nhựa sinh học, nhựa nhân tạo và các lĩnh vực khác có thể đạt được 400-500 USD/kg.

Việc tái chế vỏ tôm xi phông thành các sản phẩm bảo vệ môi trường là một hướng đầy tiềm năng, góp phần tăng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Bà con đừng quên theo dõi fanpage của BCC Aqua để có thêm nhiều kiến thức hay về nuôi tôm nhé.

Bài viết liên quan

Thực hư về tôm thẻ chân đỏ

Mấy năm nay thường xuất hiện thông tin về tôm thẻ chân đỏ. Nhưng thực ra nó chỉ là con...

Những điều cần quan tâm khi thiết kế ao nuôi tôm thẻ

Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là mô hình được nhiều hộ nuôi áp dụng. Vì đây là loại tôm...

Một đặc điểm này giúp phân biệt tôm thẻ thiên nhiên hay tôm nuôi

Tôm là loài thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Nhưng không phải ai cũng biết...