Khí độc trong ao nuôi tôm thường khó xử lý. Khiến tôm bỏ ăn, giảm đề kháng, dễ mẫn cảm với dịch bệnh, thậm chí là chết. Vậy làm thế nào để xác định được các loại khí độc này? Cùng BCC Aqua tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Tác hại của khí độc trong ao nuôi tôm
Có nhiều loại khí độc xuất hiện trong ao nuôi tôm. Trong đó, phổ biến nhất là NH3 (amoniac), NO2 (nitrite) và H2S (hydro sunfua). Các loại khí này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sinh trưởng của tôm.
– Cản trở tôm hấp thụ oxy.
– Làm tôm bị stress, giảm đề kháng, dễ nhiễm bệnh, chậm lớn.
– Phơi nhiễm kéo dài khiến tôm chết số lượng lớn.
– Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển, chiếm oxy làm một lượng lớn tảo chết.
Nguyên nhân hình thành khí độc trong ao nuôi tôm
– H2S: hình thành do vi khuẩn khử sunfat trong quá trình phân hủy chất hữu cơ khi thiếu khí hoặc yếm khí. Hoặc do cải tạo ao không tốt, xi phông đáy kém. Hoặc dư thừa thức ăn, hình thành lớp mùn ở đáy ao.
– NH3: hình thành do sự phân thủy phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo, xác tôm,… trong ao.
– NO2: khi ao chứa NH3. NH3 bị vi khuẩn phân hủy thành NO2. Hoặc do hàm lượng oxy hòa tan thấp dẫn đến nitrat chậm và lượng NO2 tăng nhanh.
=> Tóm lại, khí độc trong ao tôm hình thành chủ yếu do thức ăn thừa, đặc biệt là thức ăn nhiều đạm, phân tôm, xác tảo và cải tạo ao không tốt. Cho dù nguyên nhân là gì thì cũng cần loại bỏ các khí độc này. Để đảm bảo tôm có môi trường sống tốt nhất, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của tôm.
Cách đo khí độc trong ao nuôi tôm chính xác
Bà con có thể áp dụng nhiều phương pháp để xác định nhanh các khí độc trong ao nuôi. BCC Aqua sẽ hướng dẫn bà con cách sử dụng test Sera của Đức nhé.
– Rửa sạch tay, đong 5ml nước ao vào ống nghiệm sạch để đo.
– Lấy ống thuốc thử 1, lắc đều rồi thêm 5 giọt mẫu cần thử và lắc đều.
– Lấy ống thuốc thử 2, lắc đều và nhỏ 5 giọt. Đợi 5 phút rồi đo màu theo bảng dưới đây:
Hàm lượng NO2 sau khi đo màu | Mức độ ảnh hưởng |
5 mg/l | Ngộ độc |
2 mg/l | Nguy hiểm |
1 mg/l | Có hại |
0.5 mg/l | Chấp nhận được |
0 mg/l | Tốt |
Nếu màu ở mức 5 mg/l thì cần pha loãng nước ao để đo chính xác. Vì nếu định lượng 10 mg/l hay 20 mg/l cũng đều hiện 1 màu nên không rõ độ chính xác.
Cách pha loãng mẫu
– Pha loãng 20 lần: Sử dụng dụng cụ sạch, cho vào 190ml nước suôi tinh khiết, sau đó cho 10ml nước ao vào. Lắc đều, rồi lấy 5ml dung dịch đã pha để đo NO2. Nhân kết quả với 20 lần để biết được nồng độ hiện tại của khí độc.
– Pha loãng 40 lần: Sử dụng dụng cụ sạch, cho vào 390ml nước suôi tinh khiết, sau đó cho 10ml nước ao vào. Lắc đều, rồi lấy 5ml dung dịch đã pha để đo NO2. Nhân kết quả với 40 lần để biết được nồng độ hiện tại của khí độc.
Sau khi đo được khí độc trong ao tôm, bà con cần tìm cách xử lý phù hợp. Bà con có thể tham khảo cách xử lý khí độc NO2 trong ao tôm hiệu quả. Sau khi xử lý, cần thường xuyên theo dõi để xem tình trạng có tái diễn không.
Hy vọng bà con đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các loại khí độc trong ao nuôi tôm. Nếu cần tư vấn về cách nuôi tôm hiệu quả cao cũng như tìm kiếm các sản phẩm chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, khoáng tạt bổ sung, khoáng trộn thức ăn, thảo dược phòng trị bệnh cho tôm. Thì liên hệ ngay với BCC Aqua để được tư vấn và giúp đỡ nhé.